Nhiều bạn cho rằng: trekking là đi du lịch, chỉ cần thích là có thể lên đường bất kỳ lúc nào. Đó là một sai lầm. Bởi không có sức khỏe dẻo dai thì bạn không thể có một chuyến đi thành công được. Vì thế, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua 3 bài tập thể lực trekking dưới đây, để có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt sức khỏe trước khi lên đường.
1. Bài tập tăng sức bền
Bạn muốn có một chuyến đi trekking thành công? Điều đầu tiên, cần có là sức bền của cơ thể. Và bài tập thể lực trekking tốt nhất để tăng sức bền chính là chạy bộ thường xuyên. Theo kinh nghiệm đi trekking của nhiều trekker, bạn nên chạy thể dục vào buổi sáng. Khi ấy, sức khỏe sẽ được tăng cường hiệu quả nhất. Mỗi ngày nên chạy ít nhất 5km để cơ chân của bạn bền bỉ theo thời gian. Vào ngày cuối tuần, hãy cố gắng tăng dần quãng đường lên gấp 2, gấp 3 lần. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú trọng đến tốc độ khi tập luyện. Mới bắt đầu tập luyện, nên duy trì tốc độ 5 – 6km/h. Sau đó dần tăng lên 9 – 10km/h.
Để đạt hiệu quả hơn, bạn nên đeo trên lưng thêm chiếc balo có trọng lượng tương đương với trọng lượng dự định mang theo trong cuộc hành trình. Có như vậy, cơ thể bạn sẽ kịp thời làm quen với cường độ của chuyến đi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 5 cách rèn luyện để có sức khỏe tham gia trekking để chuẩn bị thể lực tốt nhất cho chuyến trekking của mình
2. Bài tập nâng cao sức chịu đựng
Bài tập thể lực trekking thứ 2 không thể không nhắc đến chính là bài tập nâng cao sức chịu đựng. Tức là bạn sẽ tập luyện cho cơ thể mình sản sinh ra nguồn năng lượng lớn trong suốt cung đường trekking. Bằng cách liên tục đứng lên ngồi xuống. Và cũng giống như bài tập tăng sức bền, ban đầu bạn hãy đeo lên vai mình một chiếc balo có trọng lượng từ 3-5kg. Sau khi đã làm quen với việc luyện tập thể lực như thế này thì có thể tăng dần trọng lượng của balo gần bằng khối lượng bạn dự định mang theo trong chuyến trekking sắp tới.
Sau 4-5 ngày tập luyện mà bạn cảm thấy đau các cơ chân, khó đi lại hoặc vận động… Thì có nghĩa là bạn đang luyện tập rất đúng. Bởi thời gian này là khoảng thời gian vàng, giúp cơ chân được kéo căng và co giãn ra so với cấu trúc ban đầu. Mỗi ngày, bạn chỉ nên tập khoảng 15 phút thôi nhé! Nếu cảm thấy mệt và không thể đứng dậy thì bạn nên cho đôi chân nghỉ ngơi. Sau đó, cố gắng tập lại và phá kỷ lục trước đó của mình. Nếu chịu khó và kiên trì với bài tập này khoảng 10 ngày đảm bảo bạn sẽ sở hữu sức khỏe tham gia trekking cực kỳ tuyệt vời.
3. Bài tập giữ thăng bằng
Bạn có biết? Chuẩn bị thể lực đi trekking tốt không chỉ giúp cho chuyến đi thành công mà cơ thể bạn cũng sẽ được an toàn. Tức là phòng tránh được những vấp ngã khi phải leo trèo đường núi cao hay đi vào rừng sâu với độ dốc “chóng mặt”. Muốn làm được những điều đó, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua bài tập giữ thăng bằng.
Để bắt đầu, bạn hãy kê một vật cứng chắc chắn, cao khoảng từ 5 – 10cm vào bên cạnh cửa sổ. Sau đó, đứng lên vật đó bằng mũi chân của mình. Hoặc phải kiễng chân sao cho đứng thăng bằng trên đó. Nếu những ngày đầu khó khăn, bạn hãy dựa tay vào thành cửa sổ. Bài tập thể lực trekking này sẽ khiến bạn có cảm giác tê cứng khi mới tập luyện. Bởi tất cả trọng tâm lực sẽ bị dồn vào phần gan bàn chân. Sau khoảng 3 ngày, cảm giác này sẽ dần tan biến nên bạn không cần quá lo lắng. Bạn nên chăm chỉ rèn luyện trong 10 ngày liên tục, mỗi ngày 10-15 phút là đủ.
Sau khi đã quen với tư thế đứng kiễng chân, bạn hãy chuyển sang tập tư thế thăng bằng trong không gian mà không cần dựa bám vào vật gì. Đồng thời, tiến hành xoay sang trái, sang phải để thay đổi hướng nhìn. Việc thay đổi này sẽ giúp cho phần cơ ở gan bàn chân và cổ chân sẽ co giãn linh động.
Tổng kết
Mong rằng với những gợi ý về 3 bài tập thể lực trekking phổ biến như trên thì bạn sẽ chuẩn bị thật tốt cho chuyến đi sắp tới.
Đừng bỏ lỡ bài viết : Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vuotwj thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI
Pingback: Bật mí những kỹ năng di chuyển khi đi trekking - Trekking - Camping
Pingback: 5 cách rèn luyện để có sức khỏe tham gia trekking - Trekking - Camping
Pingback: Review trekking Fansipan 2 ngày 1 đêm | Trekking - Camping