Kinh nghiệm trekking rừng siêu chi tiết

Ngày nay, xu hướng trekking, khám phá núi rừng thiên nhiên không còn xa lạ. Tuy nhiên, để có một chuyến đi vui vẻ và tuyệt vời thì bạn cần phải “nằm lòng” một số kinh nghiệm trekking rừng như dưới đây.

1. Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Bất kể một chuyến đi nào cũng vậy, chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết là điều quan trọng hàng đầu. Trekking rừng cũng không ngoại lệ. Do đó, bạn cần phải mang được những đồ dùng thiết yếu như quần áo (kèm theo cả quần áo ấm vì ban đêm nhiệt độ trong rừng thường hạ xuống thấp rất lạnh), túi ngủ, lều võng… Cùng với một số dụng cụ đi rừng như dao, dây thừng, túi sơ cứu y tế…

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn cũng đừng quên, gấp balo thật gọn, nhẹ để giảm bớt trọng lượng tối thiểu cho chuyến đi. Bởi du lịch trong rừng, đồng nghĩa với việc bạn phải di chuyển nhiều tiếng đồng hồ cùng với balo hành trang của mình. 

Chuẩn bị vật dụng trekking đầy đủ
Chuẩn bị vật dụng trekking đầy đủ. Ảnh: Internet

2. Lưu ý chỗ ăn, nghỉ

Một trong những kinh nghiệm trekking rừng mà bạn không nên bỏ qua, đó là vấn đề ăn uống và chỗ ngủ. 

Cụ thể, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên ăn chín uống sôi và ăn no để duy trì được nguồn năng lượng trong suốt chuyến đi. Trong quá trình nấu ăn, nên giữ lại lửa để sưởi ấm và xua đuổi thú dữ. Nếu không có thời gian nấu nướng, bạn có thể sử dụng thực phẩm khô hoặc uống nước tăng lực, nước sâm mang theo để không bị mất sức.

Về chỗ ngủ, bạn nên tìm nơi thông thoáng, bằng phẳng. Không nằm dưới chân núi. Đồng thời, lưu ý khi mắc võng ngủ trong rừng thì không nên có tảng đá hay vật nhọn nào phía dưới.

Đừng bỏ lỡ bài viết: 5 cách rèn luyện để có sức khỏe tham gia trekking tốt nhất, bạn nhé!

Lưu ý chỗ dựng lều
Lưu ý chỗ dựng lều. Ảnh: Internet

3. Xử lý khi côn trùng và thú tấn công

Trekking rừng luôn tiềm ẩn nguy cơ bị côn trùng hoặc thú tấn công. Vì thế, để phòng tránh được điều này, bạn nên mang quần áo kín đáo, giày và tất cao qua mắt cá chân. Để những loài như bọ chét… không thể cắn xuyên qua được. Ngoài ra, bạn còn có thể bôi một số loại thuốc chống côn trùng. Bôi quanh tất để vắt không bò lên được. Hoặc uống vitamin B1 để da bạn sẽ tiết ra mùi khiến côn trùng tránh xa. 

Cụ thể như sau:

Đối với vắt

Đối với vắt thì dùng biện pháp bôi cao nóng quanh tất chống vắt. Để không cho vắt bò lên. Trong trường hợp bị vắt cắn, có thể dùng các biện pháp như lấy bật lửa đốt. Hoặc dùng cao bôi vào con vắt, dùng muối + ớt chấm vào nó…

Đối với ruồi vàng

Khi không may bị ruồi vàng đốt, bạn phải thật bình tĩnh dùng bật lửa hơ đít con ruồi vàng. Mục đích là để nó rút vòi đốt ra khỏi người mình. Nếu theo phản xạ tự nhiên thấy ngứa lấy tay hất nó ra thì cái vòi của nó vẫn chưa được rút ra khỏi thịt. Nếu trường hợp đó xảy ra, chỗ thịt còn vòi của con ruồi vàng sẽ bị thối và ngứa dai dẳng trong suốt ba năm.

Cẩn thận bị côn trùng cắn
Cẩn thận bị côn trùng cắn. Ảnh: Internet

Đối với hổ

Hổ sợ nhất là vật nhọn (cho nên khu vực rừng nứa, rừng lau thường không có loài vật này). Do đó, bạn cần đeo một cây gậy dựng đứng lên trời sau lưng mình. Hoặc khi gặp hổ thì hãy cầm con dao nhọn giơ trước mặt hướng mũi dao lên trời hổ sẽ sợ mà tự bỏ đi.

Đối với rắn

Khi bị rắn cắn nếu ở tay, chân thì cần băng ngay. Khi bị cắn nhưng chỗ không băng được thì phải dùng dao rạch chỗ bị cắn cho rộng ra. Để máu chảy cho đến khi người bệnh ngất lịm đi thì băng bó lại. Vì nếu không nòng độc của rắn sẽ thấm vào cơ thể của người bị cắn.

Đó là toàn bộ những kinh nghiệm trekking rừng, bạn cần phải ghi nhớ!

4. Các tình huống nguy hiểm khác

Ngoài ra, khi đi trekking rừng, có thể bạn sẽ gặp phải một số tình huống nguy hiểm khác như:

Nguy hiểm về thiên nhiên

Khi cắm trại ở gần sông, suối thì nên cẩn thận khi tắm rửa, giặt giũ. Tuyệt đối không nên lai vãng đến khu vực trên đỉnh các ngọn thác, rất dễ tai nạn.

Nếu không may trời mưa, dù to hay nhỏ cũng phải di chuyển lên cao. Vì ở rừng, lũ về rất bất chợt, cực kỳ nguy hiểm. Nếu trời không mưa nhưng thấy nước dưới đất chuyển qua màu đục, có lá mục trôi xuống thì cũng nên di chuyển lên cao. Vì đấy là dấu hiệu có thể lũ sắp về.

Đề phòng lũ rừng tràn về
Đề phòng lũ rừng tràn về. Ảnh: Internet

Nguy hiểm từ con người

Đi rừng cũng có nhiều khả năng gặp lâm tặc. Bạn cũng có thể sa vào bẫy thú rừng. Hoặc gặp thuốc nổ, châm điện ở các suối mà lâm tặc dùng để bắt cá. Lâm tặc thường làm lán ở lại lâu ngày và đa số rất bặm trợn. Theo kinh nghiệm trekking rừng của mình bạn nên tránh xa lán, trại của họ. Nếu có đụng mặt thì chỉ cười, nói xã giao vài ba câu rồi đi. Không phải ai cũng nguy hiểm nhưng đề phòng vẫn tốt hơn.

Lạc rừng

Đi rừng thì không tránh được việc bị lạc. Nếu như không có người dẫn đường, bạn nên đi theo đường mòn của dân đi chở củi, làm gỗ. Hết đường mòn thì dừng lại, cắm trại, sinh hoạt. Nếu lạc thì tìm đến sông suối và đi theo hướng nước chảy để về dưới xuôi. Vừa tránh bị khát, vừa tìm được người để thuê họ dẫn về.

Phía trên là toàn bộ những chia sẻ chi tiết và cụ thể về một số kinh nghiệm trekking rừng. Hy vọng, từ đó bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích cho chuyến đi sắp tới của mình. Chúc bạn sẽ có chuyến đi thú vị và tuyệt vời!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *