Kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z đầy đủ và chi tiết

Là một trekker chính hiệu, chắc chắn bạn không thể không biết đến Tà Năng – Phan Dũng – cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam. Nhiều người đã từng khám phá cung đường này thì cho rằng, tương đối khó khăn để chinh phục. Vì thế, nếu bạn đang ấp ủ một kế hoạch khám phá và chinh phục nơi đó thì đừng nên bỏ qua những kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z đầy đủ và chi tiết mà mình chia sẻ trong bài viết phía dưới nhé!

Có thể bạn cần đọc: Review trekking Tà Năng – Phan Dũng 2 ngày 1 đêm

1. Giới thiệu cung đường Tà Năng – Phan Dũng

Tà Năng – Phan Dũng là cung đường trekking sở hữu độ dài 55km. Trải dài qua 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Nơi đây cách thành phố Hồ Chí Minh 300km về phía Đông Bắc. Để bắt đầu hành trình chinh phục cung đường trekking này, bạn sẽ phải bắt xe di chuyển về xã Tà Năng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng – nơi cách thành phố Đà Lạt khoảng 60km về phía Nam. Ít ai biết rằng, xã Tà Năng cũng chính là khu vực sinh sống của dân tộc Churu. Còn điểm kết thúc của hành trình sẽ là ở Phan Dũng, tỉnh Bình Thuận – nơi cư ngụ của dân tộc Raglai. 

Theo kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z của mình nhận thấy, sở dĩ cung đường này đẹp là bởi phía Tà Năng ấn tượng với những đoạn dốc không quá cao và cây cỏ mọc xanh mướt hai bên. Còn ở Phan Dũng lại là con đường ngoằn ngoèo, gồ ghề, khá trơn với dốc cao và chỉ có rừng thông ngút ngàn reo vang trong gió. 

Xem thêm: Tà Năng – nơi bắt đầu cung trekking đẹp nhất Việt Nam

kinh nghiệm trekking Tà Năng - Phan Dũng từ A-Z
Cung đường Tà Năng – Phan Dũng. Ảnh: Internet

2. Cách di chuyển

Thực ra, để thuận tiện cho quá trình trekking, bạn nên di chuyển bằng xe khách giường nằm. Hoặc bay máy bay để tới Đà Lạt, Lâm Đồng. Vì cách này sẽ giúp giảm thiểu thời gian đồng thời lại giữ được sức lực cho chuyến trekking. 

Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể ra bến xe mua vé xe giường nằm cao cấp. Để di chuyển lên Đà Lạt. Di chuyển khoảng 6 – 8 tiếng đồng hồ.

Sau khi đã tới thành phố Đà Lạt, bạn tiếp tục di chuyển đến Tà Hine ở huyện Đức Trọng. Từ ngã 3 Tà Hine, bạn có thể chọn 2 cách di chuyển vào bìa rừng là xe ôm hoặc tự đi bộ. Quãng đường này sẽ dao động trong khoảng 7km.

Bạn nên đọc: Những điều cần biết về Phan Dũng, Bình Thuận

Di chuyển đến Lâm Đồng. Ảnh: Internet

3. Kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z

Muốn chinh phục thành công cung đường trekking đẹp nhất Việt Nam này thì bạn không nên bỏ qua những kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z như sau: 

3.1. Kỹ năng cần trang bị

Bạn cần trang bị một số kỹ năng như:

Kỹ năng sử dụng thiết bị, đồ dùng định vị

Thông thường đi trekking, trong balo của bạn sẽ không thể thiếu những món đồ, thiết bị định vị. Ví dụ như la bàn, GPS, bản đồ… Tuy nhiên, chúng thật sự phát huy tác dụng chỉ khi bạn biết cách sử dụng. Do đó, trước khi tham gia vào các chuyến trekking, hãy bớt chút thời gian. Để tìm tòi và học hỏi cách sử dụng những món đồ này nhé!

Kỹ năng xử lý tình huống khi đi lạc đoàn

Lạc đoàn là chuyện không ai mong muốn xảy ra. Nếu không may rơi vào tình huống này, bạn hãy thật bình tĩnh, không nên la hét, hoảng loạn dễ mất sức. Đồng thời cũng không nên di chuyển quá nhiều để tránh mệt mỏi. Hãy xác định phương hướng thật kỹ, để lại ký hiệu rồi chờ  người đến cứu. Tìm kiếm xung quanh nguồn nước. Nhất là đường hướng đến sông, suối để có cơ hội thoát khỏi rừng sâu. 

Kỹ năng sơ cứu

Bạn nên biết những kỹ năng, kiến thức về việc sơ cứu vết thương. Ví dụ như: cách cầm máu, cách băng bó vết thương, cách nén chân tay khi bị trật, … Bởi đó sẽ là kiến thức bổ ích giúp chuyến đi của bạn thêm an toàn hơn đấy.

Kỹ năng di chuyển khi đi trekking

Dường như ai cũng nghĩ, trekking giống như đi bộ đơn thuần. Nhưng không phải, trekking là hoạt động cường độ cao ở những khu vực địa hình phức tạp. Nên mất rất nhiều sức lực. Do đó, theo kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z bạn nên trang bị kỹ năng di chuyển thật tốt để giữ được sức bền cho đến khi tới đích.

Đọc thêm: Bỏ túi 4 kỹ năng trekking cần thiết để có chuyến đi an toàn

kinh nghiệm trekking Tà Năng - Phan Dũng từ A-Z
Kỹ năng đi trekking. Ảnh: Internet

3.2. Hành trang cần thiết

Trong chuyến trekking này, hành trang cần thiết sẽ gồm có:

Trang phục

Một số loại quần áo bạn có thể mang theo trong chuyến hành trình này, đó là: áo thun mỏng nhẹ, có khả năng thấm mồ hôi tốt kèm theo quần co dãn, chất liệu vải nhẹ và thấm hút tốt. Bạn không nên mang quần jean vì sẽ có cảm giác nóng, gây khó chịu. 

Ngoài ra, nên có một số phụ kiện đi kèm như: mũ, nón, khăn rằn, khăn tay ống dài… Hoặc bảo vệ làn da thì hãy mang thêm một tuýp kem chống nắng, mũ vành rộng… 

Giày dép

Giày được đánh giá là một vật dụng khá quan trọng đối với trekker. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến lộ trình cũng như sức bền của bạn. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình thì những kiểu giày được chọn cần đáp ứng một số tiêu chí. Ví dụ như có khả năng chống ma sát, trơn trượt, độ bám dính cao, cổ giày nên ôm gọn vào để tránh côn trùng xâm nhập. Đặc biệt, giày nên mang vừa chân hoặc từng đi ít nhất 1-2 lần để gắn bó quen thuộc với đôi chân. Không nên chật hẹp cũng không quá rộng rãi để giúp ích cho bạn trên quãng đường dài. 

Ngoài ra, khi đến khu vực cắm trại, bạn có thể mang theo dép hoặc giày sandal để thay thế. 

Nước và thức ăn

Vì leo núi mất khá nhiều sức nên bạn cần mang theo một ít thức ăn khô như lương khô, bánh mì, xúc xích… Còn khi đến gần hoặc đi qua khu dân cư có thể bổ sung thêm ít thịt lợn, thịt gà tươi để nướng đêm cắm trại cũng rất tuyệt vời. Ở cung đường này, cũng có một số người dân bán nước hoặc qua các con suối, nước cũng rất trong và sạch nên bạn không cần mang quá nhiều nước kẻo mất sức, mệt mỏi.

Balo, gậy tre, đèn pin…

Dựa vào kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z của mình thì bạn nên ưu tiên chọn những loại balo có trọng lượng nhẹ, chất liệu vải bền và bên trong rộng rãi để đựng đồ đạc thoải mái hơn. Tuy nhiên, balo cần ôm sát người và có đệm lót ở lưng để tránh gây nhức, mỏi. Bên cạnh đó, cần có đèn pin, gậy tre… trợ thủ đắc lực để di chuyển nhanh hơn.

Dụng cụ sơ cứu y tế cơ bản

Bạn không thể bỏ qua việc chuẩn bị dụng cụ sơ cứu y tế cơ bản để đề phòng bị côn trùng cắn. Một số loại thuốc dự phòng cần mang theo như sốt, cảm cúm, thuốc say nắng hoặc thuốc phòng ngừa tiêu chảy…

Giấy tờ tùy thân

Nên mang theo giấy tờ tùy thân để đề phòng trường hợp kiểm lâm của vườn quốc gia sẽ kiểm tra. Hoặc nếu bạn di chuyển bằng xe máy, cũng có nguy cơ bị các anh công an hỏi.

Xem thêm: Bỏ túi 12 vật dụng cần thiết cho chuyến đi trekking

Hành trang đi trekking. Ảnh: Internet

3.3. Chuẩn bị trước khi đi

Bên cạnh việc trang bị một số kỹ năng cần thiết và hành trang cần có thì bạn cũng nên chuẩn bị một số việc trước khi đi như:

Thể lực + tâm lý

Đi trekking, tức là bạn sẽ phải đi bộ nhiều. Phải vượt qua loại nhiều địa hình như đồi núi, rừng rậm, đồi cát hay vách đá… Do đó, bạn nên tập thể lực trước đó 2-3 tuần. Thường là đi bộ, chạy bộ…để rèn sức bền cho cơ thể. Bên cạnh đó, tâm lý cũng ảnh hưởng rất đến chuyến trekking. Bạn cần vững vàng tâm lý, tránh bị những điều lo sợ, tiêu cực làm giảm “nhuệ khí”.

Tham khảo bài viết: Gợi ý 3 bài tập thể lực trekking hiệu quả

Tìm hiểu thông tin về nơi mình sắp đến

Dù đi bất cứ cung đường nào thì việc biết rõ đường đi là điều tối quan trọng, nhất là các cung đường rừng vì bạn có thể đi lạc bất cứ lúc nào. Mình thường chỉ lựa chọn đi theo các tour có leader uy tín, biết rõ cung đường và có nhiều kinh nghiệm đi trek. Nếu không, bạn cũng có thể nhờ 1 người địa phương nắm rõ địa hình ở đó để hỗ trợ dẫn đường. 

Check in thời tiết

Trước khi đi, theo kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z của mình, bạn nên kiểm tra kỹ càng thời tiết. Như vậy sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn về hành lý. Ví dụ, có nên mang theo áo mưa… Đồng thời, có thể kịp thời đưa ra những quyết định sáng suốt trong trường hợp mưa bão, lũ lụt, sạt lở…

Liên hệ với đại lý (nếu mua tour) hoặc hướng dẫn viên

Trước chuyến đi 2-3 ngày, bạn nên chủ động liên hệ với đại lý – nơi mình đặt tour hoặc hướng dẫn viên để cập nhật được những thông tin mới nhất về chuyến đi. Như có thay đổi gì về điểm đón hay thời gian đón không…?

kinh nghiệm trekking Tà Năng - Phan Dũng từ A-Z
Nhớ tìm hiểu thông tin về nơi mình sắp đến. Ảnh: Internet

4. Một số lưu ý cần nhớ

Kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z của mình cho hay, chuyến đi sẽ trọn vẹn và ý nghĩa hơn nếu bạn ghi nhớ những lưu ý sau:

Giữ gìn cảnh quan thiên nhiên

Tức là không nên xả rác và hãy để thiên nhiên xanh tươi, đẹp đẽ như lúc ban đầu bạn đến. Về cách xử lý rác, hãy hỏi lead hoặc hướng dẫn viên để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết.

Không tách đoàn

Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng không nên tách đoàn để tránh gặp rủi ro không đáng có. Đặc biệt, không nên đi với đoàn quá đông người để khó bám sát và không được quản lý chặt chẽ.

Bên cạnh đó, các trưởng nhóm hay leader cũng cần phải nắm rõ lịch trình chuyến đi, địa điểm, thời gian… để không bị gián đoạn chuyến đi cũng như bảo vệ đồng đội thật tốt.

Phải có HDV là người bản địa đi cùng

Có thể thấy đây là một cung đường có địa hình vô cùng hiểm trở và cực kỳ nguy hiểm. Vì thế, nếu muốn chinh phục Tà Năng – Phan Dũng an toàn thì tốt nhất bạn nên có sự hỗ trợ của người dân bản địa. Thuê porter chở đồ hoặc book tour đi theo hướng dẫn viên có kinh nghiệm dày dặn, thông thuộc địa hình nơi đây. Tuyệt đối không nên tự đi một mình, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Lưu ý chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể gây nguy hại cho bản thân.

Bạn nên đọc: 8 lưu ý khi đi trekking bắt buộc phải nhớ

kinh nghiệm trekking Tà Năng - Phan Dũng từ A-Z
Không nên xả rác bừa bãi trên cung đường trekking. Ảnh: Internet

Lời kết

Mong rằng với những kinh nghiệm trekking Tà Năng – Phan Dũng từ A-Z mà mình đã chia sẻ như trên thì bạn sẽ có một chuyến đi ý nghĩa, thú vị và hạnh phúc, tràn ngập niềm vui. Nếu còn thắc mắc về điều gì hãy comment phía dưới bài để nhận được sự hỗ trợ từ mình nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *