Kinh nghiệm đạp xe đầy đủ và chi tiết từ A-Z

Xe đạp đã trở thành xu hướng được nhiều bạn chọn làm phương tiện khám phá tự nhiên, dã ngoại. Ngoài lợi ích về mặt sức khỏe thì xe đạp còn mang lại trải nghiệm du lịch tuyệt vời mà xe máy hay đi bộ không có. Bạn cần nắm kỹ thuật đạp xe cơ bản mới làm chủ chuyến đi. Bài viết sau sẽ bật mí rõ hơn kinh nghiệm đạp xe đầy đủ và chi tiết từ A-Z, giúp bạn tự tin khám phá.

1. Vạch rõ hành trình đạp xe của bạn – kinh nghiệm cần thiết

Cụ thể là, bạn cần nắm rõ đặc điểm địa hình mình sắp tới. Đó có thể là đạp xe đường dài để khám phá vùng ngoại ô hay tới những miền núi xa xôi để chuẩn bị. Một số thông tin khác như nắm rõ thời tiết, khoảng cách từ chỗ đạp xe đến địa điểm đó, trên quãng đường di chuyển cần chú ý gì không…

Đặc biệt, bạn cần là tay lái cứng cựa và nhạy bén để xử lý các tình huống bất ngờ. Sự chuẩn bị tốt sẽ quyết định rất lớn đến chuyến đi của bạn.

Tham khảo thêm bài viết: Gợi ý 3 bài tập thể lực trekking hiệu quả

2. Kinh nghiệm đạp xe chi tiết

2.1. Kinh nghiệm chuẩn bị trước khi đạp xe lên đường

Dù mục đích là rèn luyện thể thao, leo núi hay thám hiểm, dã ngoại… thì việc chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp chuyến đi của bạn an toàn và chủ động nhất. 

kinh nghiệm đạp xe
Kiểm tra toàn bộ xe trước mỗi chuyến đi. (Ảnh: Freepik)

Không ai chắc rằng trên hành trình xe đạp sẽ không gặp sự cố như: thủng lốp, hư phanh….Kinh nghiệm đạp xe của mình là bạn cần chuẩn bị: bơm mini, keo vá, đòn bẩy, tuốc nơ vít… và nếu biết thêm thao tác sửa xe thì càng yên tâm hơn. 

Để chắc chắn, bạn nên kiểm tra xe đạp, bảo dưỡng xe ở trạng thái tốt nhất để giảm thiểu tối đa hỏng hóc trên hành trình của mình.

a. Kinh nghiệm lựa chọn trang phục để đạp xe

Kinh nghiệm luyện tập đạp xe của mình là bạn nên mặc quần áo thoáng mát, thoải mái, co giãn và có khả năng thấm mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, nên mang thêm quần áo chống thấm, giữ ấm hay chống nắng nóng khi thời tiết không ủng hộ.

Ngoài ra, bạn nên trang bị thêm: miếng dán tay chân, đầu gối, kính, giầy, mũ bảo hiểm…để bảo đảm an toàn tối đa.

Tham khảo thêm bài viết: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?

b. Đồ ăn, thức uống

Vì là hoạt động ngoài trời với cường độ mạnh nên cơ thể cần nhiều năng lượng… Vì thế, bạn nên chuẩn bị nước lọc vừa đủ cùng các loại đồ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa để mau chóng lấy lại năng lượng trong suốt hành trình.

kinh nghiệm đạp xe
Bạn nên chuẩn bị nước lọc vừa đủ cùng các loại đồ ăn nhẹ. (Ảnh: Freepik)

Top 4 loại xe đạp thể thao tốt nhất hiện nay:

  • Fornix FM26 được yêu thích do thiết kế chắc chắn, đẹp mắt. Màu sắc xe hiện đại, cá tính. Phần logi Fornix được dán trên sườn xe làm tăng phần sang trọng của chiếc xe. 
  • Xe đạp thể thao Touring Life FCR226 thuộc thương hiệu Giant nổi tiếng thế giới. Phần khung xe được làm bằng nhôm cao cấp, tay lái chống trơn, bánh xe vận động êm ái, hệ thống phanh xe an toàn.
  • Xe đạp thể thao Asama TRK FL2601 được thiết kế xem lẫn giữa vẻ hiện đại và nét truyền thống, chính vì thế bạn sẽ cảm thấy vô cùng thân thiện khi sử dụng. Xe được đánh giá cao về mặt thiết kế với các bộ phận như tay lái, phuộc, khung sườn chắc chắn, an toàn.
  • Fixed Gear Single có thiết kế chắc chắn, màu sắc hiện đại, đơn giản. Người dùng có thể cảm nhận được sự linh hoạt và vận động êm ái khi dùng. Các bộ phận của Fixed Gear Single làm với vật liệu cao cấp, chắc chắn và đảm bảo an toàn. 

2. Kinh nghiệm chuẩn bị hành trang trước khi đạp xe

Để tránh cơ thể mất nước, bạn nên uống từng ngụm nhỏ nước trong suốt hành trình. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn được làm mát và bổ sung lượng nước cần thiết. Kinh nghiệm đi xe đạp thể thao của mình là trước khi khởi hành khoảng 2 – 3 tiếng, hãy nạp năng lượng với những thức ăn bổ dưỡng, giúp bạn có nhiều năng lượng. Tránh uống các loại đồ uống có ga, có cồn khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước.

Bạn nên bổ sung năng lượng trước hành trình 2 -3 tiếng. (Ảnh: Freepik)

3. Trong khi đạp xe

Lúc này, cơ thể tiêu hao khá nhiều năng lượng và nước nên cần phải bổ sung nước liên tục. Đồng thời, cơ thể cần bổ sung năng lượng từ crab và đường để giúp kích hoạt nhanh lượng glucose, giúp cơ thể không bị mệt mỏi, xuống sức… Bạn nên bổ sung thông qua gel năng lượng, thanh bar hay trái cây khô, kẹo dẻo, sandwich…

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

4. Sau khi đạp xe

Khi hoàn thành hành trình, cơ thể bạn đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng và mất nước. Theo kinh nghiệm đạp xe bản thân, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm như bông cải xanh, trứng, đậu và các loại hạt, sữa chocolate…để giúp cơ thể lấy lại năng lượng, giúp phục hồi cơ thể về trạng thái khỏe mạnh.

Bạn cũng nên tập các bài tập giãn cơ để các nhóm cơ được phục hồi nhanh chóng.

5. Tư thế đi xe đạp đạt hiệu suất tối đa và tiết kiệm sức

Vai trò của việc đạp xe đúng tư thế

Việc đạp xe đúng tư thế sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất. Sử dụng thuần thục các thuật đạp xe giúp cơ thể dẻo dài và khả năng tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn. Nếu đạp xe sai kỹ thuật sẽ khiến cơ thể xuống sức nhanh, đau mỏi cơ, chân tay bị tê và có thể bị chấn thương. Đây cũng là tips đạp xe cần nắm.

Đạp xe đúng tư thế sẽ giúp tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất. (Ảnh: Freepik)

Trước tiên, bạn cần chọn loại xe đạp chất lượng và có uy tín. Kiểm tra kỹ các bộ phận như khung sườn, bàn đạp, ghi đông, lốp xe, phanh…để xem thực sự phù hợp với chiều cao cơ thể, sải tay…

Khi đã chọn được loại xe ưng ý, tiếp theo bạn cần chú ý tới kỹ thuật đạp xe. Tư thế ngồi cân đối, thoải mái, không lệch yên hay vẹo người, không chồm người về trước hay ngửa về sau. Hai tay chú ý cầm thoải mái trên tay lái, không nên thả 1 tay hay 2 tay khi đạp xe.

Yên xe cũng là bộ phận quan trọng cần chú ý. Yên xe êm ái sẽ giúp bạn có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Còn yên nhỏ hay cứng quá sẽ khiến bộ phận sinh dục bị chèn ép.

Bạn cần trang bị thêm đồ hỗ trợ như gang tay có đệm êm thoáng khí, vừa để ngăn cản và hấp thụ sốc từ địa hình vừa giúp tránh nắng nóng, tia cực tím hay rét buốt.

Tour trekking – đạp xe – chèo kayak Nam Cát Tiên

Gợi ý một số tư thế đi xe đạp phổ biến

kinh nghiệm đạp xe
Tư thế ngồi cân đối, thoải mái, không lệch yên hay vẹo người. (Ảnh: Freepik)

Không nên nắm quá chặt tay lái, cần thoải mái và mở rộng vai để cho 2 khuỷu tay trùng xuống. Việc thả lỏng 2 cánh tay và lưng vai sẽ giúp nhịp chuyển động của bạn linh hoạt và thoải mái. 

Khi lên hay xuống xe thì bạn không nên đặt mông vào yên luôn mà nên ngồi nhổm trước. Sau đó mới từ từ ngồi xuống yên. 

Những lưu ý khi đạp xe trên đường

Trong quá trình di chuyển, bạn nên cua những góc rộng để có không gian điều khiển tốt hơn.

Khi xuống dốc, cố gắng hạn chế để làm chủ tốc độ.

Hãy luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và đằng sau.

Luôn lái xe bằng 2 tay để bảo đảm an toàn tối đa.

Luôn chú ý quan sát trên suốt hành trình để xử lý các tình huống chủ động nhất.

Tuân thủ, chấp hành luật giao thông dành cho xe đạp, không lấn làn, đi hàng hai…

Việc đạp xe không đơn giản lên xe rồi phóng đi. Mong rằng với những kinh nghiệm đạp xe chi tiết này, bạn sẽ thực hành và tự tin hơn trong chuyến khám phá, dã ngoại. Và rồi, những vòng xe đạp sẽ đưa bạn tới niềm vui và bình an!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ