Hướng dẫn chọn tất leo núi phù hợp

Ngoài việc sở hữu một đôi giày tốt thì cần trang bị thêm đôi tất leo núi giúp chuyến đi của bạn thoải mái, an toàn hơn. Trên hành trình leo núi, phụ kiện trekking này giúp giữ cho đôi chân bạn luôn dễ chịu, giảm ma sát, hạn chế phồng rộp. 

Việc chọn tất leo núi cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định, cùng bài viết sau tìm hiểu rõ hơn.

1.  Chất liệu vải

Tất leo núi thường là sự pha trộn giữa nhiều chất liệu khác nhau. Điều này tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa sự thoải mái, ấm áp, bền bỉ và khô thoáng. Một số chất liệu chính của tất leo núi thường gặp là:

Len

Đây là chất liệu tất đi bộ đường dài phổ biến và được các chuyên gia giày dép khuyên dùng. Lý do là chất liệu len giúp hỗ trợ điều chỉnh nhiệt độ tốt để giữ cho chân không ra quá nhiều mồ hôi, đồng thời có khả năng chống sốc tốt, giúp bảo vệ chân với nhiều địa hình khác nhau. 

Tất leo núi có thể làm từ chất liệu len, cotton, polyester, nylon…(Ảnh: freepik)

Một ưu điểm của len là khả năng kháng khuẩn tự nhiên nên thoáng mùi hơn các loại vải tổng hợp. Trong đó nổi bật hơn cả là tất được làm bằng len merino chất lượng cao, đem lại cảm giác sự thoải mái tối đa.

Polyester

Đây là vật liệu tổng hợp giúp giữ ấm, hút ẩm và khô nhanh vượt trội. Nếu được pha trộn với len hoặc nylon sẽ giúp giữ ấm, cảm giác thoải mái với độ bền và có tính chất nhanh khô.

Nylon

Loại vật liệu này giúp bổ trợ, được sử dụng kết hợp với những vật liệu khác sẽ tạo ra hiệu quả tối ưu. Điểm nổi bật của vải Nylon là bền độ bền, nhưng đi kèm với đó là khả năng hút ẩm khá kém.

Spandex 

Dù thành phần chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng đóng vai trò then chốt. Chất liệu co giãn này giúp tất giữ dáng và hạn chế nhăn, chùn tất tối thiểu. 

Cotton

Đây là loại vải có khả năng hút ẩm cao, bền và nhanh khô. Do vải cotton nguyên chất chưa qua xử lý thường thô và cứng nên thường sẽ được pha thêm những thành phần khác vào nhằm làm mềm sợi vải, đưa lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng.

tất leo núi
Tất leo núi với chất liệu cotton tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng.(Ảnh: freepik)

Sợi tre (sợi bamboo)

Chất chất liệu này rất mềm mại hạn chế ma sát, hút ẩm tốt. Ngoài ra, điểm cộng của chất liệu này là khả năng kháng khuẩn và khử mùi rất hiệu quả. Do có ưu điểm vượt trội nên giá thành của sản phẩm làm từ sợi tre khá cao so với các chất liệu khác.

Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?

Kinh nghiệm đi trekking với tất leo núi:

Bạn nên mang 1-2 đôi dự phòng trong trường hợp tất ướt hay thời tiết thay đổi.

Nên tìm hiểu trước về thời tiết, độ ẩm nơi bạn sắp đi để chuẩn bị loại tất phù hợp.

Có thể phối màu sắc tất phù hợp với đôi giày như là cách thể hiện trang phục trekking của bạn.

tất leo núi
Tạo cá tính riêng với đôi vớ của mình (Ảnh: freepik)

2. Kích thước và chiều cao tất leo núi

Tầm quan trọng của việc lựa chọn tất leo núi

Nếu tất quá lớn, chúng có thể bị nhăn, tăng cọ xát và có thể gây phồng rộp cho đôi chân. Tất quá nhỏ thì bề mặt tất sẽ căng, dễ gây phồng rộp, rất khó chịu khi di chuyển. 

Vậy nên trước khi mua, bạn nên thử kĩ để chọn đôi tất phù hợp với đôi chân. Đối với những loại tất freesize sẽ yên tâm hơn vì tính co giãn phù hợp với mọi kích cỡ chân. Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn cũng có thể thử tại cửa hàng.

Tất leo núi có nhiều loại với chiều dài khác nhau, từ ngắn tới mắt cá chân đến cao qua đầu gối. Để chọn được một đôi tất phù hợp còn tùy thuộc vào giày trekking của bạn. Chiều cao của tất nên cao hơn cổ giày khoảng 3cm, giúp phần da chân không cọ xát trực tiếp với cổ giày. 

tất leo núi
Tất leo núi cũng có chiều cao, kích thước khác nhau tùy điều kiện sử dụng (Ảnh: freepik)

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kinh nghiệm đi trekking

Lưu ý khi chọn chiều cao của tất leo núi

Một số loại tất với chiều cao khác nhau, bạn có thể linh hoạt chọn lựa:

Tất cổ thấp thường có chiều cao qua mắt cá. Loại tất này phù hợp với những đôi giày cổ thấp và phù hợp với những chuyến đi nhẹ, ngắn ngày, ít di chuyển.

Tất cổ trung cao hơn so với tất cổ thấp, giúp che xương mắt cá chân của bạn. Loại này thường sử dụng với giày cổ thấp đến cổ trung. 

Tất cổ cao giúp bảo vệ mắt cá, phù hợp với những đôi giày cổ cao. Loại này hỗ trợ chống vắt, đỉa trong những địa hình ẩm ướt và rất lý tưởng cho những chuyến leo núi, trekking.

Tất cao đến hoặc qua đầu gối thường dùng cho những địa hình đặc biệt, có thời tiết lạnh với những đôi ủng cao cổ.

Gợi ý một số loại tất leo núi cho bạn:

Tất Feetures siêu bền cổ ngắn  – giúp tăng độ bám và ôm chân, giảm bớt mệt mỏi cho cơ bàn chân.

Tất cổ cao-lửng leo núi dã ngoại Forclaz 500 – giúp bảo vệ đôi chân, tạo thoải mái hơn khi leo núi.

Tất cao cổ mau khô đi dã ngoại đường dài NatureHike – bảo vệ toàn diện cho đôi chân bạn.

3. Bộ phận lớp đệm của tất leo núi

Lợi ích khi chọn lớp đệm của tất leo núi phù hợp

Lớp đệm phù hợp sẽ giúp giảm sốc ở những vị trí chịu áp lực cao. Ví dụ như gót chân, ngón chân, 2 bên sườn chân.  Nếu lớp đẹp quá dày sẽ khiến cho mồ hôi khó thoát ra ngoài. Từ đó tạo cảm giác bức bí, khó chịu cho người mang. Xu hướng tất được thiết kế đệm ở gót chân, lớp đệm có thể dày hơn. 

Lưu ý chọn lớp đệm của tất leo núi theo thời tiết

Trong thời tiết nóng nực có thể sử dụng loại không có đệm, tăng cường khả năng thoát mồ hôi. Bạn cũng có thể sử dụng loại này như tất lót. Tất lót giúp hút ẩm khi di chuyển đường dài, tạo cảm giác thông thoáng. 

tất leo núi
Tùy thời tiết mà chọn loại tất có lớp đệm phù hợp (Ảnh: freepik)

Bạn cũng có thể sử dụng loại có đệm mỏng khi thời tiết ấm áp. Chúng khá mỏng, nhưng có một số đệm nhẹ ở những vị trí quan trọng như gót chân… nên cũng sẽ giúp bảo vệ tốt phần bàn chân.

Những đôi tất có đệm trung bình tương đối dày ở gót chân và bên sườn của bàn chân. Giúp di chuyển đường dài và đủ ấm khi trời lạnh.

Trong trường hợp thời tiết quá lạnh thì loại nệm dày là thích hợp nhất. Chúng giúp giữ ấm cho những chuyến đi phượt. Giúp bạn tận hưởng chuyến đi mà không quá lo lắng về thời tiết lạnh giá.

Một chuyến đi thành công bắt đầu từ đôi tất leo núi bạn đang sử dụng. Hãy chọn lựa những đôi tất phù hợp tiếp bước hành trình chinh phục leo núi. Theo những gợi ý trong bài viết trên.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ