Huyền thoại Bidoup – nóc nhà của Tây Nguyên

Khi nhắc đến cái tên Bidoup, chắc hẳn sẽ có nhiều người gật gù tỏ ra đã biết về nó. Nhưng liệu bạn có biết về những huyền thoại về công viên quốc gia núi Bidoup chưa? Hay bạn chỉ đơn giản biết về cái tên gọi hoặc là nơi đây có những gì thôi. Bài viết dưới đây mình sẽ giới thiệu cho bạn về những huyền thoại khi người ta kể về Bidoup. 

1. Vườn quốc gia Bidoup ở đâu

Trên cao nguyên Lâm Viên ngàn đời nay hiện hữu hai đỉnh núi cao nhất quanh năm đều phủ mờ sương trắng bao bọc. Trở thành biểu tượng và niềm tự hào của cư dân bản địa (K’ho, Mạ, Churu…). Hai đỉnh núi nằm cách nhau khoảng hơn 50km dọc dãy Nam Trường Sơn và trải dài trên địa bàn huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): Đỉnh Langbiang (còn gọi là Núi Bà) cao 2.167m thuộc xã Lát và đỉnh Bidoup (2.287m) thuộc xã Đạ Nhim. Trong đó, Bidoup chính là nóc nhà của Tây Nguyên, được nhiều phượt thủ luôn tìm đến để khám phá.

Và theo kinh nghiệm đi trekking của mình, cung đường này chắc chắn sẽ khiến bạn bị mê hoặc. Bởi sự xanh tốt, đa dạng sinh vật và không khí trong lành. Bidoup chắc chắn là nơi thích hợp để thực hiện tour trekking. Cung đường trekking này không gập ghềnh trắc trở. Nhưng để vượt qua nó không phải là chuyện dễ dàng, ít nhất bạn cũng phải sức khỏe tham gia trekking tốt. Đồng thời, có thêm kinh nghiệm thực tiễn và một ít kiến thức về rừng rậm thì việc khám phá Bidoup mới thuận lợi được. Vì thế nếu đi trekking núi Bidoup, bạn nên lựa chọn các công ty tour uy tín với tour trekking giá rẻ mà an toàn để triển khai kế hoạch khám phá nóc nhà của Tây Nguyên nhé.

Huyền thoại Bidoup
Trekking Bidoup (nguồn: sưu tầm Internet)

2. Huyền thoại Bidoup

Theo truyền thuyết dân gian, Bidoup có hai huyền thoại. Có thể bạn đã biết câu chuyện thứ nhất hoặc thứ hai. Nhưng hôm nay, mình sẽ giới thiệu cả hai huyền thoại của Bidoup nhé.

2.1. Truyền thuyết thứ nhất

Theo như dân cư bản địa K’ho hay gọi thì Bidoup chính là “Người đang nằm”. Vậy tại sao lại có cái tên này? Theo như truyền thuyết Bidoup và Núi Bà tên của hai người có quan hệ họ hàng với nhau. Trong đó, Bidoup là người cháu, còn Núi Bà là người cô. 

Hai người luôn sống gắn bò, đùm bọc lẫn nhau. Đặc biệt là người cô luôn yêu thương, chăm sóc cho người cháu là Bidoup. Và nhờ vào sự yêu thương chăm sóc đó mà càng ngày Bidoup cứ lớn mãi không ngừng. 

Thấy vậy cô Núi Bà liền nói: “Thôi cháu nằm xuống đi, chứ không thế này cháu cao lớn chạm tới trời mất”. Nghe lời cô, Bidoup nằm xuống và trở thành đỉnh Bidoup như ngày nay.

Huyền thoại Bidoup
(nguồn: sưu tầm Internet)

2.2 Truyền thuyết thứ hai

Truyền thuyết thứ 2 là những câu chuyện khác nhau được truyền tai bởi cư dân bản địa. Dãy LangBiang (có 2 đỉnh) một cao, một thấp đó là mộ của chàng Lang và nàng Biang chết bên nhau. Chàng Lang và nàng Biang yêu nhau nhưng lại không vượt qua được lời nguyền cấm kỵ của hai dòng tộc. Và đỉnh Bidoup xa xa là một con voi lớn đầu đàn vì yêu mến, cảm động tình yêu hai người đã phủ phục chết theo.

Hay còn có người kể rằng LangBiang và Bidoup là hai anh em. Bidoup là em mà cứ cao hơn anh. LangBiang không chịu đã gõ vào đầu và kéo em cúi xuống. Do vậy, mà các bạn có thể thấy đỉnh Bidoup ngày nay khuyết một bên…

Những câu chuyện huyền thoại kể về đỉnh Bidoup đều gắn liền với yếu tố tâm linh. Đối với dân tộc bản địa mà nói, tất cả vạn vật trong đời sống đều có “thần”. Vì thế mà bao đời nay, các già làng luôn dặn dò con cháu không được xúc phạm, tổn hại đến thần linh. Ai xâm hại rừng và mọi thứ trong rừng sẽ bị Yàng (Trời) bắt tội chết. Những truyền thuyết này như một lời cảnh báo, một sự kỳ bí chưa ai giải thích được, nhưng vẫn được truyền tai nhau cho đến ngày nay. 

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

Lời kết

Bidoup không chỉ là vườn quốc gia với dự trữ sinh học đa dạng mà còn được biết đến với rất nhiều huyền thoại khác nhau. Chính những câu chuyện huyền thoại ấy đã hấp dẫn và thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu. Bạn đã dành thời gian đến khám phá Bidoup để nghe những huyền thoại hấp dẫn này chưa? Hãy cùng đến Bidoup để được nghe kể về những huyền thoại này từ chính những cư dân bản địa nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *