Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Những bạn đã và đang có ý định tham gia các chuyến đi khám phá rừng núi đều cần trang bị một số kỹ năng và kinh nghiệm đi trekking. Đặc biệt là cách phòng tránh và sơ cứu khi bị rắn cắn. Tuy không phải con rắn nào cũng có độc, nhưng bạn cũng cần sơ cứu để vết thương không trở nên nguy hiểm hơn. Hãy cùng mình học một vài mẹo sau để có thể chủ động chữa trị nhé!

1. Nhận biết một số loài rắn

Dựa vào đặc điểm bên ngoài, bạn có thể nhận biết một số loài rắn như:

  • Rắn hổ mang khi chuẩn bị tấn công thường bạnh cổ và phát ra âm thanh
  • Rắn cạp nong có sọc vàng, đen trên thân
  • Rắn cạp nia có sọc đen, trắng
  • Rắn lục có đầu to, hình thoi hoặc hình tam giác
Một loài rắn hổ đang sẵn sàng tấn công (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Thông thường, khi bị rắn cắn, vết thương thường có vết 2 dấu răng nọc, bị sưng nhiều, đau nhức. Đặc biệt, rắn họ lục cắn sẽ gây sưng, bầm. Trường hợp nặng, để lâu, dễ khiến chỗ vết thương chứa đầy dịch làm da phồng rộp, có thể dẫn đến hoại tử. Rắn họ hổ không có dấu hiệu tại vết cắn. Nó thường gây ra tình trạng khó thở, chóng mặt, buồn nôn. 

2. Cách sơ cứu cơ bản khi bị rắn cắn

Khi bạn bị rắn cắn phải làm sao? Đầu tiên phải thật bình tĩnh. Sau đó, nhờ sự trợ giúp của bạn đồng hành để tiến hành sơ cứu vết thương như sau:

  • Tuyệt đối không vận động tay, chân để tránh khiến cho nọc độc xâm nhập nhanh hơn vào cơ thể
  • Đối với vết thương do rắn hổ cắn, bạn dùng băng vải băng từ ngón  đến hết tay, chân bị cắn. Dùng nẹp, miếng gỗ, khúc cây,… cố định tay, chân bị cắn đó. Lưu ý, băng không quá chặt để động mạch có thể đập. Đây là phương pháp băng ép. Đối với vết cắn do rắn lục, bạn không nên băng ép vì sẽ khiến nó nhanh trở nặng. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc rồi đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 
  • Cởi hết đồ trang sức ở vùng bị cắn để không gây chèn ép vết thương khiến nó bị sưng
  • Nặn, rửa vết cắn bằng nguồn nước sạch và sát trùng với xà phòng
  • Nếu cảm thấy khó thở, cần hô hấp nhân tạo ngay.
  • Khi bị rắn cắn, bất kể là rắn độc hay lành, bạn đều cần đến bệnh viện để được theo dõi ngay. Sau 24 đến 48h, nếu không chữa trị kịp thời, kết quả điều trị sẽ rất kém hoặc không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

3. Lưu ý khi sơ cứu khi bị rắn cắn

Trong quá trình sơ cứu vết thương khi bị rắn cắn, bạn cần lưu ý:

  • Không áp dụng phương pháp garo để sơ cứu vì vết thương bị buộc chặt khiến máu không thể lưu thông. Phần tay, chân bị cắn dễ hoại tử. Khi đột ngột tháo băng garo, nọc độc ùa về tim dễ gây tình trạng sốc dẫn đến tử vong.
  • Tuyệt đối không chườm đá, bôi hóa chất, đắp thuốc hay lá cây lên vết cắn.
  • Khi trị rắn cắn, chỉ cần rửa sạch vết thương rồi quấn băng kín, không tạo áp suất quá lớn lên vết cắn hoặc băng nẹp như gãy tay, chân.
  • Khi di chuyển đến bệnh viện, cần để vùng có vết cắn thấp hơn vị trí của tim. Nếu vết cắn ở tay, chân thì có thể buông thõng các bộ phận này.

sơ cứu rắn cắn
Sơ cứu khi bị rắn cắn (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

4. Phòng ngừa

Để phòng ngừa trường hợp bị rắn cắn, bạn nên:

  • Tìm hiểu một số loại rắn ở nơi chuẩn bị khám phá, biết về chủng loại, khu vực sinh sống,…
  • Đi giày cao cổ, mặc quần dài, tránh đi vào khu vực bụi quá rậm.
  • Không bắt hay đuổi, dồn ép rắn trong một khu vực khép kín.
  • Dùng đèn pin khi đi ban đêm hoặc đến nơi thiếu ánh sáng.
  • Cần chủ động mang theo một ít thuốc cơ bản như thuốc sát trùng,… khi đi trekking.
  • Rèn luyện thể lực để có sức khỏe tham gia trekking tốt nhất.

Rắn cắn nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả mà bạn khó kiểm soát được. Vì vậy, bạn hãy trang bị cho mình cách sơ cứu cần thiết để thoải mái khám phá, chinh phục những miền đất mới nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *