Mẹo chữa chuột rút khi đi trekking

Chuột rút là những cơn đau đột ngột và thắt chặt các cơ, khiến cho bệnh nhân không cử động được. Đối với những trekker, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm chậm tiến độ của cả đoàn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những mẹo chữa chuột rút khi đi trekking. Từ đó, bạn có thể phục hồi sức khỏe sau một quãng đường dài đi bộ, giữ cho đôi chân được khỏe khoắn trong suốt hành trình.

Dưới đây là các cách xử lý khi bị chuột rút trong quá trình trekking mà bạn nên lưu ý:

1. Kéo căng

Bạn cần đứng thẳng người, uốn cong chân ngay phần đầu gối rồi kéo chân về phía bụng. Tiếp theo, dùng tay giữ mắt cá hoặc gót chân, dựa vào tường hoặc ngồi trên ghế để cân bằng cơ thể. 

Trường hợp bị chuột rút cơ bắp chân, bạn đứng thẳng người, đưa chân bị chuột rút về phía trước và hơi cong đầu gối. Sau đó, dồn lực cơ thể lên chân đó, giữ tư thế này trong vòng 20 -30 giây.

Chuột rút một tình trạng thường gặp khi đi trekking (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Chích lể cơ bắp

Đây là phương pháp được áp dụng cho các vận động viên. Phương pháp này được thực hiện bằng việc dùng một cây kim chích vào chỗ bị chuột rút. Lưu ý, bạn cần sát khuẩn, khử trùng kim để tránh bị nhiễm trùng.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

3. Xoa bóp cơ khi đi trekking bị chuột rút

Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng xung quanh vào đến vùng bị chuột rút. Khi vùng da này ấm lên, nó sẽ giảm triệu chứng căng cơ.

4. Làm ấm

Bạn dùng một miếng đệm hoặc chai nước nóng chườm vào chỗ bị chuột rút. Nhiệt lượng cao sẽ cải thiện tốt tình trạng lưu thông máu. Nhờ đó, loại bỏ sự căng cơ và đau nhức.

5. Uốn cong ngón chân

Bạn có thể nắm bàn chân hoặc ngón chân rồi kéo căng hết cỡ sẽ nhanh chóng chấm dứt tình trạng bị chuột rút.

chuột rút khi đi trekking
Chuột rút (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

6. Đi chân trần – cách xử lí chuột rút khi đi trekking

Bạn đi chân trần trên sàn, cử động và tỳ các ngón chân lên sàn, kéo căng. Các bước này sẽ giúp bạn lưu thông máu tốt hơn, giảm tình trạng bị chuột rút.

7. Phòng ngừa chuột rút khi đi trekking

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, nếu thường bị chuột rút khi đi trekking, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

chuột rút khi đi trekking
Các cách phòng ngừa chuột rút (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)
  • Sau một chặng đường dài hoạt động, cơ thể bạn cần được hồi phục. Vì vậy, khi gần về đến trại, bạn nên đi chậm lại. Lúc đó, cơ thể sẽ dần dần chuyển từ trạng thái đang hoạt động về nghỉ ngơi, tránh tình trạng máu dồn xuống hai bàn chân.
  • Để chuẩn bị sức khỏe cho ngày mai, bạn nên tập giãn cơ khi đến trại dừng chân. Cứ mỗi 5 phút, bạn duỗi và thả lỏng chân sẽ giảm bớt tình trạng bị chuột rút.
  • Thời gian từ 30 – 45 phút từ khi dừng chân, cơ thể bạn sẽ hấp thu tinh bột, đạm và nước tốt nhất. Vì vậy, bạn cần bổ sung năng lượng cho cơ thể ngay lúc này. Đặc biệt, cứ mỗi 1 tiếng bạn nên uống từ 500 – 700 ml nước. Có như thế, cơ thể bạn mới nhanh hồi phục, giảm đau nhức sau một ngày dài hoạt động. 

Bên cạnh đó, trước mỗi chuyến trekking, bạn cũng đừng quên rèn luyện các bài tập thể lực để có sức khỏe tốt nhất,

Bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc khi bị chuột rút nên làm thế nào. Từ đó, giúp bạn chủ động xử lý tình trạng chuột rút khi đi trekking. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Chúc bạn có một chuyến đi thật thú vị và thành công!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *