Cách phòng chống vắt cắn khi đi trekking

Mùa xuân, vắt rừng sinh sản và hoạt động mạnh mẽ. Vì vậy, các trekker cần lưu ý thực hiện các biện pháp phòng chống và trị vắt cắn khi đi trekking rừng vào thời điểm này. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây và trang bị cho mình các kỹ năng để biết khi vắt cắn thì phải làm sao. Từ đó, hoàn thành chuyến đi một cách thành công và trọn vẹn bạn nhé!

1. Vắt và những đặc trưng cơ bản

Vắt là con vật có bề ngoài như con giun nhỏ với chiều dài từ 2 – 5cm. Đầu và đuôi của chúng có giác bám. Khi di chuyển, vắt co đi, co lại 33 đốt sống trên thân. Vắt thường sống ở nhiệt độ từ 24 – 280C. Khi bám vào da, lực hút của giác bám khá chặt khiến bạn khó mà lấy nó ra.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

Sau mỗi cơn mưa, vắt xuất hiện rất nhiều. Khoảng 5 – 8 giờ sáng hoặc 17 – 19 giờ tối là thời gian vắt đi tìm mồi. Trên cơ thể con người, chúng thường chọn nơi có nhiệt độ cao để hút máu. Điển hình là phần sau gối, đùi, lưng, cổ, nách,… Đặc biệt, vắt có khả năng leo trèo, bò trườn trên giày, quần áo. Chúng lần tìm những nơi không được bôi thuốc để chui vào cơ thể người. Khi vắt bắt đầu cắn, bạn sẽ thấy ngứa, sau chỉ còn cảm giác hơi gai. Vắt có thể hút một lượng máu lớn gấp 8 – 10 lần trọng lượng cơ thể của chúng. 

trị vắt cắn
Vắt rừng (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Cách phòng chống vắt cắn

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn nên chú ý các cách phòng chống và trị vắt cắn sau đây:

2.1. Trang phục kín đáo

Khi đi trekking, những trang phục kín đáo, che chắn được tối đa cơ thể sẽ được ưu tiên hơn. Bạn có thể lựa chọn trang phục trekking theo các tiêu chí sau:

  • Bạn nên mặc quần áo bên ngoài làm từ vải len hoặc nilon. Bởi vắt không thể bò trên bề mặt các chất liệu này quá 1cm.
  • Bạn phải chọn loại tất cao cổ. Ống quần nên cho vào tất. Bạn cũng có thể sử dụng bó gấu hoặc các loại quần có gấu thun để che kín chân, ngăn không cho vắt chui vào.
  • Không nên để hở những điểm ấm trên cơ thể như vùng cổ, tai,…
  • Nếu phát hiện vắt trên quần áo, hãy loại bỏ nó ngay lập tức để chúng không chui qua thắt lưng hay nẹp áo của bạn.

Nên mặc trang phục kín đáo khi đi trekking, leo núi (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

2.2. Bôi thuốc chống côn trùng

Ngoài biện pháp che kín thân thể, bạn có thể bôi thuốc chống vắt cắn như xà phòng, dầu khuynh diệp, muối, dấm, chanh, thuốc chống côn trùng DEEP, thuốc REPEL,… Để thuốc có hiệu quả, bạn nên lưu ý:

  • Bôi thuốc từ dưới bàn chân lên đến gối. Khi có mưa, bạn thậm chí nên bôi lên cả phần đùi và hông, tai, cổ, vai, nách, cánh tay.
  • Ngoài ra, bạn nên bôi thuốc ở các khe buộc dây giày, cổ giày, tất, ống quần, mũ áo, vai áo.
  • Khi phát hiện vắt bò trên quần áo, bạn phải búng nó đi ngay. Nếu không, vắt sẽ chui vào người bạn qua thắt lưng hoặc nẹp áo.
  • Khi bị vắt cắn, bạn cần loại bỏ nó ngay lập tức. Sau đó, xử lý vết thương bằng muối hoặc rửa sạch bằng nước.

Bài viết trên đây cung cấp thông tin về các cách phòng và trị vắt cắn. Hy vọng đó sẽ là những kiến thức và kỹ năng bổ ích cho chuyến đi của bạn. Chúc bạn có những hành trình chinh phục thật thành công!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *