Hướng dẫn lựa chọn thuốc chống côn trùng khi đi

Côn trùng là loài vật quen thuộc trên mỗi cung đường trekking. Tuy nhiên chúng cũng gây không ít phiền hà cho các trekker trong quá trình di chuyển. Vậy, làm thế nào để không bị côn trùng cắn trong quá trình đi trekking? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 5 loại thuốc chống côn trùng bổ sung vào các vật dụng đi trekking, giúp bạn bảo vệ cơ thể tối đa trước những loài vật nhỏ nhắn nhưng không hề đáng yêu này nhé!

1. Có những cách nào để chống côn trùng?

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn có thể tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng để chống côn trùng sau:

1.1. Sử dụng thuốc chống côn trùng

Hiện nay, trên thị trường, các loại thuốc chống côn trùng được bày bán với độ đặc hiệu khác nhau. Bạn có thể tìm mua các loại như DEET, Picaridin, dầu thực vật tổng hợp,… Khi sử dụng chúng, bạn nên lưu ý:

  • Bôi kem chống nắng trên tất cả các bộ phận cơ thể, thậm chí là bề mặt quần áo.
  • Sau thời gian nhất định, thuốc sẽ mất đi tác dụng nên bạn cần phải bôi lại một lớp thuốc mới để tránh bị côn trùng cắn.
  • Nếu có dùng kem chống nắng, bạn hãy bôi lớp kem chống nắng trước rồi bôi thuốc chống côn trùng sau để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

Tham khảo thêm bài viết: Cách phòng chống vắt cắn khi đi trekking

1.2. Che chắn bằng các lớp trang phục

Tùy theo độ dày của trang phục, bạn có thể ngăn ngừa côn trùng cắn. Bạn có thể mặc quần áo, phụ kiện theo những nguyên tắc sau:

  • Mặc quần áo dài, phủ kín thân để giảm phần da hở, hạn chế khả năng tiếp xúc trực tiếp với côn trùng. Tuy nhiên, quần áo cần đảm bảo tiêu chí gọn, nhẹ và thoáng mát.
  • Có thể mang một lớp áo mỏng bên ngoài hoặc mang găng tay chống nắng loại dày để tránh bị côn trùng cắn.
  • Bạn có thể dùng băng đô hoặc khăn đa năng che kín cổ và phía sau tai – những nơi thu hút côn trùng.
  • Bạn nên mặc trang phục có màu sáng bởi những màu sáng sẽ có xu hướng đẩy lùi côn trùng.

1.3. Chọn địa điểm cắm trại xa nơi côn trùng trú ẩn

Những nơi ẩm thấp, có vũng nước tù đọng thường là vùng trú ngụ của các loại côn trùng. Vì vậy, bạn nên chọn những vùng đất cao, có gió để cắm trại. Khi ngủ trong lều, bạn không nên tì vào thành lều vì sẽ dễ bị côn trùng cắn. Nếu sử dụng võng, bạn nên kết hợp với túi ngủ hoặc lót phần đệm dày phía dưới để tránh bị côn trùng cắn từ dưới lên. 

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

2. Các loại thuốc chống côn trùng

Bạn nên bổ sung vào dụng cụ y tế các loại thuốc chống côn trùng sau đây để đề phòng bị côn trùng cắn.

2.1. DEET

Được sáng chế bởi Quân đội Hoa Kỳ, DEET là loại thuốc chống côn trùng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thuốc thích hợp cho cả người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Loại thuốc này giúp bạn bảo vệ làn da tối đa 12 giờ. Tuy nhiên, nó có thể làm hỏng các vật dụng làm từ nhựa và tổng hợp. Bạn nên rửa tay kỹ sau khi bôi thuốc rồi mới tiếp xúc với các thiết bị cắm trại.

2.2. Picaridin

Là phiên bản tổng hợp của loại thuốc chống côn trùng trong cây hồ tiêu, Picaridin có hiệu quả rất tốt. Nó có thể bảo vệ bạn khỏi muỗi và ve lên đến 12 giờ và với ruồi là 8 giờ. Chỉ với 20% Picaridin cũng đã đủ để bảo vệ làn da của bạn khỏi côn trùng. 

2.3. Dầu thực vật tổng hợp

Các loại dầu thực vật tổng hợp thuộc loại hóa chất được phép sử dụng cho con người. Loại thuốc này có khả năng đuổi muỗi và một vài loại côn trùng khác, trừ ruồi. Mỗi loại dầu thực vật tổng hợp có hiệu quả trong một thời gian nhất định:

  • Dầu khuynh diệp: 6 giờ
  • IR-3535 (chất tổng hợp dựa trên axit amin tự nhiên): 8 giờ

thuốc chống côn trùng

2.4. Dầu thực vật tự nhiên

Thành phần chính của dầu thực vật tự nhiên thường là đậu tương, sả, chanh, bạc hà, hoa oải hương, geranium, geraniol,… Loại thuốc này được quy định chặt chẽ về mức độ an toàn và hiệu quả với người sử dụng. Tuy nhiên, bạn phải bôi hoặc xịt nhiều lần so với các loại thuốc hóa học thì mới có hiệu quả.

2.5. Thuốc chống côn trùng “đeo được”

Một số loại thuốc chống côn trùng được thiết kế có dây đeo vào cổ tay rất tiện lợi. Thành phần của thuốc là các loại dầu thực vật không được khử trùng với chức năng đuổi muỗi. Dù không thuận tiện hơn loại bôi trực tiếp lên da, nhưng loại thuốc sẽ khiến các loại côn trùng tránh xa bạn.

Bằng cách sử dụng những loại thuốc chống côn trùng trên, hy vọng bạn sẽ tránh được sự xâm hại của chúng đến cơ thể. Nhờ đó, các chuyến đi trekking trở nên thật thú vị và trọn vẹn.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ