Lễ hội đặc trưng của đồng bào Jrai

Ai đã một lần chinh phục đỉnh Chư Nâm mà bỏ qua những lễ hội đặc trưng của đồng bào Jrai là một thiếu sót lớn. Hòa trong không khí rộn ràng, vui tươi là những ý nghĩa sâu sắc của từng lễ hội. Những thông tin về một vài lễ hội sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bản sắc văn hóa của người Jrai nhé!

1. Lễ rước thần nước

Nước đối với đồng bào Jrai là yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Điều kiện tiên quyết để chọn làm nơi thành lập làng chính là gần nguồn nước. Theo họ, vị thần tạo ra nguồn nước là thần nước Yang Ia. Người dân Jrai sẽ tiến hành lễ rước thần nước để lập làng. Hằng năm, họ vẫn tiến hành lễ rước để cảm tạ vị thần đã ban cho dân làng một nguồn nước dồi dào.

đồng bào Jrai
Lễ cúng Bến Nước (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Trekking Chư Nâm vào dịp lễ rước thần nước, bạn sẽ cảm nhận được không khí rộn ràng chuẩn bị của tất cả người dân trong làng. Vật hiến tế là một con heo đen và một con gà đen. Sau khi già làng làm lễ xong, mọi người cùng nhau uống rượu. Rồi trò chuyện vui vẻ. Bạn sẽ có cơ hội nghe những cụ già kể chuyện thuở xưa khi làng mới thành lập. Những câu chuyện tâm linh huyền bí chắc chắn sẽ gợi nên sự tò mò trong bạn.

2. Lễ cúng lên nhà Rông

Theo quan niệm của đồng bào Jrai ở vùng núi Chư Nâm, nhà Rông được xem là biểu tượng cộng đồng. Nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân ở đây. Hằng năm, vào đầu năm mới, người dân Jrai thường tổ chức lễ cúng lên nhà Rông. Mục đích của lễ hội là cảm tạ thần linh đã phù hộ cho dân làng một cuộc sống bình an. Lễ cúng lên nhà Rông là nghi lễ cực kỳ trang nghiêm và long trọng. Lễ được tổ chức khi dựng nhà mới hoặc tu sửa, di dời nhà Rông.

Lễ cúng lên nhà Rông (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Một trong các nghi lễ gây ấn tượng mạnh với các trekker chính là lễ hội đâm trâu. Trong trang phục truyền thống, các chàng trai, cô gái người Jrai đánh chiêng, trống, ca hát nhảy múa rộn ràng. Chàng trai khỏe mạnh được chọn sẽ cầm khiên và giáo. Rồi di chuyển theo điệu nhạc. Với động tác vừa uyển chuyển, vừa dũng mãnh, dứt khoát của chàng trai. Ngay sau đó con trâu bị đâm gục ngay. Những tiếng reo hò, cổ vũ của dân làng vang cả rừng núi.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

3. Lễ Pơ Thi

Theo truyền thống của người Jrai, Pơ Thi là lễ đưa tiễn linh hồn người mất về với thế thới của Trời (Yàng). Đây là lễ hội lớn của đồng bào Jrai. Nó được tổ chức vào tháng 1 đến tháng 4 Dương lịch. Lễ Pơ Thi còn là dịp tất cả người dân trong làng cùng góp công và của cải. Mục đích là để tổ chức những hoạt động văn hóa đặc sắc.

đồng bào Jrai
Lễ Pơ Thi (Nguồn: Gia Lai Online TV)

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, nếu được tham dự lễ Pơ Thi, bạn sẽ được thưởng thức không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên một cách rõ nét nhất. Diễn tấu cồng chiêng, tạc tượng, dựng nhà mồ, múa xoang được biểu diễn xuyên suốt lễ hội. Giữa không khí rộn ràng, ranh giới giữa người sống – người chết đã không còn tồn tại. Người dân Jrai chia sẻ một phần của cải của mình cho người đã khuất. Có như vậy, bước sang thế giới mới, những linh hồn đó mới có cuộc sống đầy đủ, ấm no.

Trekking Chư Nâm, bạn đừng quên ghé thăm ngôi làng của dân tộc Jrai. Đồng bào Jrai từ bao đời nay vẫn luôn giữ gìn những lễ hội truyền thống có từ ngàn đời xưa. Đó không chỉ là nét đẹp của một dân tộc. Mà còn là niềm tự hào của nền văn hóa truyền thống Việt Nam ta.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *