Hướng dẫn cách xử lý rác khi đi trekking

Hiện nay, tình trạng vứt rác thải tràn lan tại các cung đường khi đi trekking diễn ra thường xuyên. Đây là vấn đề đáng báo động đến môi trường cũng như ý thức của mỗi trekker. Bảo vệ thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi chúng ta. Được tự do đến khám phá, chinh phục không có nghĩa là bạn được quyền phá hoại nó. Vì vậy, hãy cùng chung tay bảo vệ vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên bằng cách xử lý rác khi đi trekking theo hướng dẫn dưới đây nhé!

1. Vì sao phải xử lý rác khi đi trekking?

Chính những nguyên nhân dưới đây buộc các trekker phải xử lý rác thải khi đi trekking:

  • Rác thải tràn ngập lối đi sẽ khiến những đoàn trekking đến sau không còn cảm nhận được vẻ đẹp nguyên thủy của cung đường. 
  • Những loại rác thải không phân hủy được gây ô nhiễm môi trường rừng, núi. Không khí trở nên ô nhiễm, làm mất đi sự trong lành của thiên nhiên.
  • Lượng rác thải tích tụ hàng ngày càng nhiều sẽ dần phá đi hệ sinh thái, môi trường sống của các loài động, thực vật sống tại đây.
  • Những rác thải tại gần các con sông, suối, thác sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Bạn sẽ không còn thấy các dòng nước trong lành, tươi mát. Đồng thời, bạn cũng không thể sử dụng chúng để nấu ăn, vệ sinh trong quá trình trekking.
  • Một trekker nói riêng và một con người nói chung cần có trách nhiệm và ý thức cộng đồng. Không xả rác bừa bãi, bảo vệ thiên nhiên chính là đang bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

xử lý rác khi đi trekking
Hãy xử lí rác trước khi rời khỏi rừng (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Vậy, bạn cần xử lý rác khi đi trekking bằng cách nào? Hãy theo dõi tiếp phần dưới đây để có câu trả lời cụ thể hơn nhé!

2. Cách xử lý rác khi đi trekking

Rác thải khi đi trekking thường bao gồm rác hữu cơ và rác vô cơ. Mỗi loại có cách xử lý khác nhau để góp phần giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn nên xử lý chúng theo những cách sau:

2.1. Rác hữu cơ

Rác hữu cơ là những thực phẩm, thức ăn thừa như rau, củ, quả, thịt, cá,… Loại rác này có khả năng tự phân hủy. Sau mỗi bữa ăn ở trạm dừng, bạn nên thu gom tất cả rác hữu cơ lại một chỗ. Sau đó, đào một hố sâu ít nhất 15 cm. Lưu ý, hố nên cách xa sông, suối, thác nước. Khi đã cho rác gọn gàng vào hố, bạn phải lấp kín miệng hố. Rác sẽ tự phân hủy, tránh làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Rác thải của những chuyến trekking, cắm trại (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

2.2. Rác vô cơ

Rác vô cơ khi đi trekking thường là áo mưa, bao bì thực phẩm, túi nilon, chai nhựa, vỏ lon,… Những loại rác này không có khả năng tự phân hủy hoặc chu kỳ phân rã của nó rất lâu. Nếu có thể, mỗi trekker nên cho vào túi rác cá nhân để mang về. Bạn không nên đốt rác vô cơ vì sẽ sinh ra khói độc, ảnh hưởng đến môi trường. Không khí trong lành của núi rừng sẽ mất đi. Thay vào đó, không khí trở nên ô nhiễm, gây hại cho sức khỏe của bạn. Nếu không muốn mang rác về, bạn nên sử dụng đồ outdoor chuyên dụng thay vì đồ nhựa như ly xếp, muỗng đa năng,…

Mỗi trekker trước khi bắt đầu chuyến trekking đều mong muốn tận hưởng những vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Vì vậy, không có lý do gì để bạn phá hủy nó. Hãy xử lý rác khi đi trekking đúng cách để bảo vệ núi rừng, bảo vệ cuộc sống tươi đẹp của chúng ta nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ