Làm gì khi bị cháy nắng trong chuyến trekking?

Khi đi trekking, cháy nắng là tình trạng mà nhiều bạn mắc phải, đặc biệt là trekking biển. Bởi ở những vùng này, ánh sáng mặt trời chiếu mạnh hơn. Mặt khác, chúng ta thường mặc đồ tắm hoặc quần áo ngắn khiến các bức xạ tiếp xúc trực tiếp lên da. Vậy, bạn phải làm gì khi da bị cháy nắng? Mình sẽ bật mí cho bạn dưới bài viết sau đây nhé.

1. Dấu hiệu của làn da bị cháy nắng

Làn da bị cháy nắng bị gây ra bởi sự tiếp xúc mạnh của bức xạ mặt trời lên da trong một khoảng thời gian dài. Đối với trường hợp nhẹ, vùng da bị cháy sẽ chuyển sang màu đỏ sậm. Đối với trường hợp nặng, da của bạn có thể bị phát ban đỏ, nóng rát rất khó chịu. Trường hợp nặng hơn có thể khiến bạn mắc bệnh viêm hoặc ung thư da. Làn da bị cháy không chỉ làm hại đến sức khỏe của bạn mà còn gây ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Những vùng da cháy loang lổ khiến làn da trở nên không đều màu. Tình trạng bong tróc vảy khiến da không còn mềm mại, mịn màng như vốn có. Điều này sẽ phần nào khiến bạn mất đi sự tự tin của bản thân.

cháy nắng

2. Cách xử lý da bị cháy nắng trong chuyến trekking

Sau đây là 2 phương pháp cơ bản giúp bạn xử lý kịp thời vùng da bị tổn thương trong chuyến trekking.

2.1. Sử dụng nước mát lạnh

Khi bị cháy nắng, bạn hãy làm dịu da ngay lập tức bằng xịt khoáng. Các tia nước và khoáng chất sẽ xoa dịu sự khó chịu trên da. Nếu vùng da đó nằm trên mặt, bạn có thể đắp mặt nạ giấy để da phục hồi nhanh chóng.

Sử dụng các loại xịt khoáng làm dịu da (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Trường hợp bị cháy ở nhiều vùng da, bạn hãy ngâm mình trong bồn nước mát để giảm tình trạng bỏng rát da. Cách khác, bạn có thể dùng khăn ướt đắp lên vùng da bị tổn thương. Sau đó, bạn nên dùng thêm kem dưỡng ẩm để đẩy nhanh quá trình phục hồi da. Bạn tuyệt đối không nên dùng đá viên để thoa trực tiếp lên da vì sẽ làm da bị bỏng lạnh. Điều này sẽ khiến tình trạng da bạn càng tệ hơn.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Bí quyết đi trekking ven biển cần nhớ

2.2. Thoa kem chống nắng

Kem chống nắng có khả năng chống được tia UVA và UVB. Sản phẩm kem chống nắng tốt có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn nên thoa kem chống nắng trước khi bắt đầu hành trình 30 phút. Khoảng thời gian này giúp cho các hoạt chất trong kem thẩm thấu vào da. Từ đó, tạo thành màng lọc hấp thụ tia UV và vô hiệu hóa chúng. Bạn nên thoa lại kem sau mỗi 2 tiếng hoạt động. Nếu không, ánh nắng mặt trời vẫn có thể khiến da bạn bị cháy như thường. Kem chống nắng có 2 loại là kem chống nắng hóa học và vật lý. Dựa vào ưu và nhược điểm của mỗi loại mà bạn có thể lựa chọn kem chống nắng phù hợp cho mình.

cháy nắng
Thoa kem chống nắng (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Kem chống nắng hóa học:

  • Ưu điểm: Sau khi thoa kem, da vẫn đều màu, không bị loang lổ
  • Nhược điểm: Chứa một số hóa chất có hại cho da nếu sử dụng lâu dài.

 Kem chống nắng vật lý:

  • Ưu điểm: Thành phần của kem an toàn với sức khỏe.
  • Nhược điểm: Kem gây ra tình trạng bí, rít, dính, nhờn da. 

Để có một chuyến trekking trọn vẹn, bạn nên trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh da bị cháy nắng. Đồng thời cũng đừng quên rèn luyện để có sức khỏe tham gia trekking tốt nhất. Hy vọng từ bài viết trên, bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi bị cháy nắng phải làm sao. Chúc bạn tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm để thỏa sức khám phá những vùng đất mới.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *