Cách sơ cứu vết thương khi đi trekking

Chấn thương là điều không thể tránh khỏi khi bạn đi trekking. Vậy phải xử lý thế nào khi gặp những sự cố đó? Hãy cùng mình tham khảo những bí kíp và hướng dẫn sơ cứu vết thương khi đi trekking an toàn, kịp thời nhé.

1. Hướng dẫn sơ cấp cứu vết thương

1.1. Sơ cứu vết thương ngoài da

Chấn thương khi đi trekking là điều khó tránh khỏi do những vết xước bởi bị cây cối hoặc vấp ngã. Trong điều kiện bình thường, những vết xước nhỏ này thường mau lành và không nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nước và bụi bẩn khi đi trekking thì nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. 

Chấn thương khi đi trekking là điều khó tránh khỏi. (Ảnh: Freepik)

Việc sơ cứu vết thương kịp thời để tránh mọi tình huống xấu có thể xảy ra là điều nên làm. Bạn chỉ cần rửa qua vết thương với dung dịch sát khuẩn hoặc nước sạch, lau khô rồi dùng băng cá nhân dán lên để tránh tác nhân bên ngoài xâm nhập.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

1.2. Sơ cứu vết thương hở

Những vết thương hở thường ra máu. Việc cần phải làm để sơ cứu là cầm máu càng nhanh càng tốt. Bạn cần phải rửa sạch tay và vùng bị thương. 

Kinh nghiệm đi trekking của mình là bạn nên kiểm tra xem trong vết thương có vướng dị vật như gai nhọn, bụi bẩn, đất cát… để loại bỏ chúng. Sau đó, dùng băng gạc sạch đắp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu.

Rửa sạch vết thương trước khi băng gạc. (Ảnh: Freepik)

Nếu vết thương ở tay, hãy đưa tay cao hơn vị trí của tim, tức trên lồng ngực để làm giảm bớt áp suất của mạch máu lên vết thương và giúp cầm máu hiệu quả hơn. Nếu bị thương ở chân, hãy để chân kê lên balo sao cho cao hơn lồng ngực để làm máu chảy chậm lại.

1.3. Sơ cứu vết thương mềm

Vết thương mềm là các thương tích gây rách da và làm tổn thương phần mềm dưới da, mô liên kết dưới da, gân và cơ.

Xử lý vết thương phần mềm đòi hỏi cầm máu vết thương kịp thời và tránh làm vết thương bị nhiễm khuẩn với những bước sau:

Nhanh chóng cho người đó nằm xuống và nâng cao phần bị mất máu lên trên.

Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. Không cố gắng loại bỏ các dị vật lớn hoặc đâm sâu.

Đặt lên vết thương một miếng gạc hoặc vải sạch trước khi dùng tay ép trực tiếp.

sơ cứu vết thương
Nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế nếu vết cắt sâu. (Ảnh: Freepik)

Nếu vết cắt ra máu nhiều, dùng chính bàn tay của người bị thương hay của bạn (trong trường hợp tay sạch) để ép vết thương lại và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Tour trekking – đạp xe – chèo kayak Nam Cát Tiên

2. Kinh nghiệm chọn giày trekking giúp bảo vệ đôi chân:

  • Khả năng chống thấm nước tốt.
  • Phần đế giày có khả năng chống trơn trượt, độ bám dính tốt phù hợp mọi địa hình.
  • Chất liệu bên ngoài có tính thẩm mỹ cũng như độ bền, chịu được nhiều loại thời tiết.
  • Các lớp lót bên trong giúp tạo sự êm ái, thoải mái cho đôi chân.
  • Kiểu dáng giúp bảo vệ đôi chân và dễ dàng hơn khi di chuyển.
  • Size giày phù hợp, không quá chật hay quá rộng khi mang.

3. Một số chấn thương thường gặp khi đi trekking

3.1. Ong đốt hoặc côn trùng cắn

Để ý côn trùng đậu lên người, tránh chạm vào tổ ong và không mặc những thứ thu hút ong, như màu tối, đồ trang sức hoặc các đồ vật sáng bóng khác. Bạn có thể mang theo bình xịt côn trùng, kem chống côn trùng và thuốc giảm đau.

sơ cứu vết thương
Luôn mang theo bình xịt côn trùng và thuốc giảm đau. (Ảnh: Freepik)

Nếu bị đốt hay cắn, bạn cần loại bỏ ngòi châm của ong. Sau đó dùng thuốc giảm đau, túi chườm lạnh và kem chống ngứa. Nếu bị dị ứng với vết đốt, bạn nên mang theo ống tiêm epinephrine hoặc thuốc kê toa theo.

Nếu có các phản ứng đau đớn nặng hơn, sưng tấy, buồn nôn hoặc khó thở. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế nơi gần nhất.

3.2. Vết cắt chảy máu hoặc trầy xước

Hãy quan sát kỹ từng bước di chuyển, khi băng qua rừng, sông và bước lên đá.  Bạn nên mang theo túi y tế cá nhân.

Nếu không may bị trầy xước hay vết cắt, rửa sạch vết thương. Dùng vải hay gạc sạch đè lên để cầm máu sau đó che vết thương lại bằng băng. Mau chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu vết thương khá sâu cần khâu và nhớ tiêm phòng uốn ván.

Tham khảo thêm bài viết: Gợi ý 3 bài tập thể lực trekking hiệu quả

3.3. Mất nước

Bạn cần chuẩn bị bình đựng nước, bình lọc nước, thuốc viên lọc nước, ấm đun nước nhỏ… để bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

Nếu thấy khát nước, chóng mặt hoặc choáng váng, đi tiểu không đủ hoặc không tiểu được. Bạn cần dừng lại, nghỉ ngơi và uống nước thành từng ngụm nhỏ để phục hồi cơ thể. Đừng chỉ uống khi khát – hãy ngăn chặn cơn khát đó ngay từ đầu. Bởi vì mất nước có thể gây choáng váng hay ngất xỉu.

3.4. Bong gân, gãy tay chân

Tránh leo những chỗ trơn trượt, không bằng phẳng hay địa hình hiểm trở khi không cần thiết.

Bạn nên mang theo băng cổ chân, thuốc xoa bóp trong trường hợp bị bong gân.

sơ cứu vết thương
Nên mang theo băng cổ chân, thuốc xoa bóp trong trường hợp bị bong gân. (Ảnh: Freepik)

Tránh sử dụng chân bị bong gân càng nhiều càng tốt. Nếu phải tiếp tục di chuyển với mắt cá chân bị bong gân, hãy dựa vào một người bạn hoặc dùng gậy trợ giúp. Nếu bong gân nặng có thể cần được chăm sóc y tế gần đó.

Nếu có sẵn một ít vải, băng dính hoặc dây dự phòng. Bạn có thể cân nhắc quấn quanh bốt và mắt cá chân để tạo một nẹp giữ mắt cá chân cố định tại chỗ. Khi quay về hoặc đến điểm dựng trại. Hãy ngồi xuống, cởi bỏ giày ủng ra và chườm đá vết thương để giảm sưng đau.

3.5. Rộp da/cháy nắng

Bạn cần tránh để giày cọ xát trực tiếp và da. Khi mới xuất hiện vết phồng rộp, bạn sẽ cảm thấy bỏng rát tập trung trên bàn chân. Bạn nên điều trị điểm nó trước khi nó biến thành phồng rộp. Bạn có thể ngăn chặn sự khó chịu ảnh hưởng đến việc di chuyển.

Đừng cố làm vỡ vết phồng rộp – sẽ càng mất nhiều thời gian hơn để chữa lành và có nguy cơ nhiễm trùng.

Mẹo hay chống cháy nắng:

  • Đội mũ, thoa kem và nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, hãy mặc quần áo dài tay để che cánh tay và chân của bạn. 
  • Nếu bị cháy nắng, bạn có thể chườm lạnh hay dùng aspirin, ibuprofen để hạn chế tối đa bị cháy nắng.

Tham khảo thêm bài viết: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?

4. Lưu ý khi đi trekking phòng trường hợp cần sơ cứu vết thương

4.1. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ y tế

Trước khi lên đường, bạn cần chuẩn bị một bộ dụng cụ y tế cần thiết khi sơ cứu cơ bản như kéo, băng dán cá nhân, băng bông, gạc, thuốc sát trùng, gang tay y tế…và các loại thuốc khác như:

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Hãy chuẩn bị một số loại thuốc không cần kê đơn và được sử dụng phổ biến để giảm đau, hạ sốt mang bên mình như: paracetamol, ibuprofen. 

Thuốc giảm đau, ngứa do côn trùng đốt sẽ tác dụng làm giảm ngứa và giảm viêm do côn trùng cắn rất hiệu quả. 

sơ cứu vết thương
Mang theo bộ dụng cụ y tế khi đi trekking. (Ảnh: Freepik)

Men tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy, táo bón nếu không ăn ăn phải đồ không đảm bảo vệ sinh hoặc không hợp với cơ thể, bạn có thể bị tiêu chảy, táo bón. 

Thuốc đặc trị riêng: tùy vào sức khỏe của bạn, bạn hãy mang bên mình một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn riêng.

Nhiệt kế giúp theo dõi nhiệt độ thường xuyên của cơ thể giúp bạn phát hiện các biểu hiện bất thường để phòng và chữa kịp thời. 

Túi chườm nóng, lạnh hoặc thuốc xoa bóp dùng khi cơ thể đau nhức, khó chịu khi bạn hoạt động thường xuyên ngoài trời.

4.2. Rửa sạch tay trước khi sơ cứu

Bạn có thể tận dụng mọi nguồn để làm sạch tay trước khi sơ cứu vết thương. Tốt nhất vẫn nên sử dụng những loại dung dịch sát trùng như cồn trên 90 độ, dung dịch rửa tay khô, xà phòng… Việc rửa sạch tay trước khi sơ cứu vết thương sẽ giúp vùng bị thương tránh khỏi nhiễm khuẩn.

Kỹ năng sơ cứu vết thương đóng vai trò quyết định. Để bảo vệ sự an toàn của bạn và thành viên trong đoàn. Trước mỗi chuyến đi, bạn nhớ chuẩn bị túi cứu hộ với những vật dụng y tế cơ bản như là điều bắt buộc. Chúc bạn tận hưởng chuyến đi an toàn và trọn vẹn.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *