Trên mỗi hành trình khám phá, các trekker có thể gặp rất nhiều sự cố bất ngờ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, bạn nên chủ động tìm hiểu các loại bệnh dân phượt thường gặp khi đi trekking. Từ đó, chuẩn bị tốt hơn các kỹ năng phòng bệnh và cách xử lý khi mắc phải chúng.
1. Đau bụng tiêu chảy
Đau bụng đi kèm tiêu chảy là bệnh dân phượt thường gặp với các trekker. Nguyên nhân có thể là do ăn phải thức ăn chưa được nấu chín, không hợp vệ sinh hay ăn phải những thức ăn lạ gây ra tình trạng đau bụng từng cơn dữ dội. Bạn nên chuẩn bị sẵn giấy và thuốc berberin trong hành lý để phòng trường hợp mắc bệnh. Trường hợp nặng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.
Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, để phòng bệnh đau bụng tiêu chảy, bạn cần ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không uống nước bẩn hay ăn thực phẩm lạ.
2. Cảm sốt, trúng gió, cảm lạnh
Trong khi đi trekking, nếu bạn cảm thấy nóng lạnh thất thường, cơ thể mệt mỏi, đau đầu hay sốt cao, bạn có thể bị cảm sốt, trúng gió, cảm lạnh. Bệnh này thường do thời tiết trở lạnh đột ngột. Hoặc có thể, khi cơ thể đang ướt mồ hôi, bạn cởi áo khiến thân nhiệt thay đổi bất ngờ. Cảm sốt cũng có thể do virus cảm cúm gây ra. Bạn nên uống một cốc nước ấm hoặc các loại thuốc hạ sốt. Đồng thời, giữ ấm cơ thể bằng cách mặc thêm quần áo hoặc đốt lửa sưởi ấm. Tuyệt đối không nên đi tiếp vì sẽ dễ khiến bạn chóng mặt, đi không vững, vấp ngã.
Bạn nên chú ý giữ gìn thân nhiệt ổn định trong quá trình trekking. Khi chuẩn bị đến nơi có nhiệt độ tăng hoặc giảm, bạn nên di chuyển từ từ để tránh tình trạng sốc nhiệt. Ban đêm và sáng sớm, nhiệt độ sẽ xuống thấp, nhiều sương mù ẩm ướt. Bạn cần trang bị đủ quần áo hoặc túi ngủ để giữ ấm cơ thể.
3. Say nắng
Trekking vào mùa hè, bạn sẽ dễ gặp trường hợp say nắng. Bởi ánh sáng mặt trời mùa này thường gắt hơn. Thời tiết nóng nực khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Từ đó, gây ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng, thậm chí là sốt cao. Khi xuất hiện các triệu chứng say nắng, bạn cần tìm đến nơi có bóng râm và làm mát cơ thể bằng cách đắp khăn ướt lên mặt, cổ, tay,… Nếu có dấu hiệu sốt, bạn nên uống ngay thuốc giảm sốt.
Để đề phòng trường hợp bị say nắng, bạn nên hạn chế di chuyển vào khoảng thời gian từ 11h – 14h. Áo chống nắng, mũ nón, khăn choàng sẽ giúp bạn tránh đi cái nắng của mặt trời. Nhờ đó, hạn chế gặp phải bệnh say nắng. Hoặc có thể sử dụng các loại thuốc chống say nắng.
4. Dị ứng
Nếu thấy trên cơ thể nổi mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay, đau họng, khó thở hoặc đau bụng tiêu chảy,… bạn có thể bị dị ứng. Nguyên nhân do tiếp xúc với các thực phẩm, nước uống hay những chất gây dị ứng. Thông thường, dị ứng sẽ tự khỏi sau một thời gian không tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trường hợp nổi mụn nhọt, khó thở, bạn nên uống thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Bí quyết đi trekking ven biển cần nhớ
5. Bong gân
Bong gân là bệnh dân phượt thường gặp nhất do quá trình vận động mạnh trong thời gian dài. Khi cử động quá mức, khớp xương xê dịch đột ngột khiến dây chằng bị tổn thương. Bạn có thể cảm thấy đau nhói như bị điện giật ở vùng khớp bị trẹo. Sau đó, khớp không còn cảm giác được nữa. Khoảng 1 giờ sau, bạn sẽ cảm thấy đau nhức trở lại. Để chữa bong gân, bạn nên đắp nước lạnh ngay khi bị thương. Đồng thời, không nên cử động khớp bị bong gân. Ở trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày sẽ khỏi. Trường hợp nặng, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để nối liền dây chằng.
6. Cháy nắng
Khi tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, bạn có thể gây ra tình trạng bị cháy nắng. Trên da sẽ xuất hiện những mảng bong da, ửng đỏ, thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ bị ung thư da. Bạn nên bôi các loại kem làm mát da để giảm cảm giác đau rát. Một thời gian sau, vết cháy nắng sẽ tự khỏi. Để tránh bị cháy nắng khi đi trekking, bạn nên sử dụng kem chống nắng bảo vệ làn da. Bên cạnh đó, có thể mặc thêm áo khoác, mang găng tay chống nắng, đội mũ,… để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Xem thêm: Hướng dẫn lựa chọn kem chống nắng khi đi leo núi
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như các thành viên trong đoàn, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh dân phượt thường gặp phải trong quá trình trekking. Chúc bạn có những chuyến đi thành công và trọn vẹn!
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI