Các loại thuốc chống say nắng cần có khi đi trekking

Say nắng là tình trạng thường gặp trong các chuyến đi trekking. Vì vậy, trong túi sơ cứu của trekker luôn có đủ các loại thuốc chống say nắng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn các loại thuốc cần thiết giúp bạn kịp thời xử lý khi gặp trường hợp bị say nắng, tránh làm gián đoạn chuyến đi trekking của mình.

1. Thuốc hạ nhiệt

Khi xuất hiện triệu chứng say nắng, loại thuốc đầu tiên bạn nên dùng là thuốc hạ thân nhiệt như paracetamol. Thuốc có tác dụng ức chế các chất prostaglandin đang tăng lên trong cơ thể. Nhờ đó, nhiệt trong cơ thể được giảm đi nhanh chóng.

Tham khảo thêm: Những loại bệnh dân phượt thường gặp

Efferalgan (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu thân nhiệt chỉ từ 39 – 400C, bạn có thể hòa tan 1 viên sủi 500mg trong nước rồi uống. Trường hợp thân nhiệt tăng trên 400C, bạn cần dùng thuốc dạng tiêm, truyền để thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn. Efferalgan là loại được bào chế dưới dạng truyền đóng chai pha sẵn. Bạn có thể dùng trực tiếp thuốc để hạ nhiệt. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện việc tiêm truyền khi đã được đưa đến các cơ sở y tế. 

2. Các thuốc giãn cơ

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, mặc dù say nắng sẽ không làm bạn bị co thắt cơ, nhưng việc sử dụng thuốc giãn cơ là điều cần thiết. Khi các mạch ngoại vi được giãn ra, máu được chuyển từ trung tâm ra ngoại vi. Nhờ đó, nhiệt trong cơ thể được thải bớt ra ngoài, giúp bạn hạ thân nhiệt nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng thuốc giãn cơ theo liều lượng nhất định, không nên lạm dụng. Loại thuốc được sử dụng phổ biến là dantrolene.

3. Dung dịch bù nước điện giải

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng say nắng khi đi trekking là do mất nước. Bạn có thể bổ sung bằng cách uống dung dịch bù nước điện giải. Đây là dung dịch bao gồm muối và đường. Dung dịch này khi uống sẽ cung cấp nước cho cơ thể bạn. Đồng thời, cung cấp điện giải giúp bạn điều tiết lại cơ thể sau khi nắng nóng gay gắt khiến bạn bị rối loạn.

thuốc chống say nắng
Oresol (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Loại dung dịch bù nước điện giải được sử dụng rộng rãi là Oresol. Bạn có thể pha một gói Oresol với 1 lít nước để uống từ từ. Sau 15 phút, bạn uống thêm khoảng 100ml. Lưu ý, Oresol chỉ nên uống với nước nguội hoặc nước mát. Tuyệt đối không pha Oresol với nước lạnh. Khi thân nhiệt tăng cao trên 390C, bạn nên tìm cách truyền dịch điện giải để bù nước nhanh và làm mát cơ thể một cách nhanh chóng.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Bí quyết đi trekking ven biển cần nhớ

4. Thuốc corticoid

Ngoài 3 loại thuốc chống say nắng trên, bạn còn có thể chuẩn bị thuốc corticoid. Đây là loại thuốc có tác dụng ức chế và giảm các tác dụng gây viêm đa phủ tạng do các nội độc tố. Từ đó, điều tiết thân nhiệt, hệ hô hấp và tuần hoàn của bạn. Tuy nhiên, đây là loại thuốc chỉ sử dụng ở những trường hợp say nắng nặng. Bạn cần nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì mới được sử dụng.

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau để làm mát cấp tốc cho cơ thể như:

  • Nghỉ ngơi ở chỗ râm mát, thoáng gió
  • Cởi bỏ bớt quần áo
  • Không nên tập trung xung quanh người bị say nắng để đảm bảo không khí thông thoáng cho người bệnh
  • Dùng khăn thấm nước mát, chườm vào mặt, nách, cổ,… của người bệnh,…

Trên đây là một số loại thuốc chống say nắng cần thiết bạn nên bổ sung vào túi sơ cứu y tế khi đi trekking. Hy vọng bạn sẽ chuẩn bị đầy đủ các vật dụng đi trekking để có những chuyến đi thật thú vị và trọn vẹn.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *