Hướng dẫn chọn áo phao cứu sinh

Một trong những dụng cụ sinh tồn cần thiết cho chuyến đi trekking biển chính là áo phao cứu sinh. Để chọn được loại áo chất lượng, bạn cần quan tâm đến các yếu tố về thiết kế và đảm bảo tiêu chuẩn về vật liệu làm áo phao. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin giúp bạn lựa chọn một chiếc áo phao phù hợp. Hãy cùng mình theo dõi nhé!

1. Thiết kế

Phao cứu sinh được bao gồm các bộ phận sau:

  • Cốt phao: làm từ xốp LDPE có thể nổi trên mặt nước
  • Vải bọc ngoài: là chất liệu Polyester với màu cam riêng biệt
  • Chỉ may: áo phao được may bởi sợi Polyester

Áo phao có 2 phần thân. Thân trước có 2 vạt áo. Mỗi vạt là một tấm liền. Phần thân sau chỉ gồm 1 tấm liền thiết kế theo dạng vest mà không có cổ. Thông thường, áo phao được trang bị thêm phần vật liệu phản quang ở cả 2 thân với diện tích trên 200cm. Ở vạt trước thân, phần phản quang được gắn trên ngực áo. 2 tấm phản quang còn lại được gắn ở cầu vai. Đường khâu áo phao bắt buộc phải đều mũi. Ở phần mép, các mối khâu phải gấp vào từ 10mm trở lên để đảm bảo độ chắc chắn, không bị bung, bục khi sử dụng.

áo phao cứu sinh
Áo phao cứu sinh – một dụng cụ sinh tồn (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Phần dây đai gồm 3 chiếc đai có màu trắng đen. Nó được làm bằng sợi Polyester bản rộng trên 25mm. Áo phao có 3 khóa cài và 6 khóa rút cạnh sườn từ nhựa. Với cỡ áo nhỏ, phần khóa cài trên thân chỉ có 2 cái.

Xem thêm: Tất tần tật những phụ kiện cần thiết khi đi trekking

2. Tiêu chuẩn về vật liệu làm áo phao cứu sinh

dụng cụ sinh tồn, vật liệu làm áo phao cứu sinh bắt buộc phải được thiết kế theo tiêu chuẩn như sau:

  • Xốp LDPE: Chỉ khi chịu tác dụng của một lực 0.44kN không đổi trong 3 giờ, vật liệu này mới bị biến dạng. Vì vậy, nó có khả năng chịu lực cực kỳ tốt, đáp ứng điều kiện sử dụng cho hoạt động cứu nạn dưới nước.
  • Vải Polyester: phần vải bọc ngoài áo phao có khối lượng từ 70g/m2 đến 90g/m2, độ bền khi kéo đứt băng vải là 20mm x 100mm.
  • Dây đai và dây viền quanh áo: làm bằng chất liệu chịu lực tốt, bền, kháng hóa chất.
  • Độ bền màu: vải bọc ngoài áo có độ bền màu khá tốt trong điều kiện thời tiết ngoài trời.

Áo phao cứu sinh (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

3. Lưu ý khi lựa chọn

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, để chọn áo phao cứu sinh làm vật dụng đi trekking, bạn cần lưu ý:

  • Kích thước áo phao rất đa dạng với nhiều mẫu mã và nhãn hiệu khác nhau. Đối với người lớn, bạn có thể lấy kích thước vòng ngực để chọn cỡ áo phao. Đối với trẻ em, cân nặng sẽ quyết định cỡ áo cho chúng.
  • Bạn nên chọn áo phao vừa khít người, không nên quá rộng hoặc quá chật. Khi mặc áo, bạn có thể thoải mái khi di chuyển.
  • Áo phao có càng nhiều đai, bạn càng có thể chỉnh kích thước cho vừa với thân người.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Bí quyết đi trekking ven biển cần nhớ

Bài viết trên đã cung cấp cách chọn áo phao cứu sinh, bổ sung vào danh sách các vật dụng đi trekking của bạn. Nhờ đó, giúp cho chuyến đi trekking biển của bạn thêm trọn vẹn.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *