Gặp gỡ người Thái trên cung đường trekking Lùng Cúng

Trên cung đường trekking Lùng Cúng, bạn có thể bắt gặp ngôi làng của người Thái với những nét văn hóa đặc trưng. Vậy những nét đặc trưng ấy là gì mà khiến cho các trekking ấn tượng ngay từ lần đầu nhìn thấy? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay thôi nào!

Vài nét về người Thái ở Yên Bái

Tại Yên Bái, hiện nay, số lượng người Thái sinh sống lên đến hơn 61.000 người. Họ chủ yếu tập trung tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, huyện Trạm Tấn và huyện Mù Cang Chải. Nhờ vậy, những trekker leo núi Lùng Cúng sẽ dễ dàng bắt gặp những hoạt động sinh hoạt của dân tộc Thái ở các bản, làng trên cung đường trekking.

Người Thái sống ở Yên Bái
Người Thái sống ở Yên Bái. Ảnh: Internet

Đồng bào Thái chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Dưới bàn tay lao động của họ, cánh đồng lúa mênh mông, bát ngát liên tục thay áo. Mùa lúa chín, cánh đồng mang một màu vàng ươm. Kết hợp với ánh chiều tà, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh đầy lãng mạn, nên thơ. Sau khi thu hoạch, người dân chuẩn bị khoác lên đồng lúa màu xanh ngát. Bình minh lên chiếu những tia nắng khiến cho những hạt sương thêm phần lóng lánh. Đồng lúa lại mang vẻ đẹp thật tươi mới và sảng khoái.

Để cải thiện đời sống, họ còn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm và sức kéo cho các hoạt động trồng trọt của người Thái. 

Nghề dệt thổ cẩm của người Thái
Nghề dệt thổ cẩm của người Thái. Ảnh: Internet

Ngoài ra, người Thái còn nổi tiếng với nghề dệt. Những tấm thổ cẩm của phụ nữ nơi đây sẽ khiến bạn phải ngưỡng mộ bởi kỹ năng dệt điêu luyện, tỉ mỉ. Các hoa văn độc đáo với màu sắc rực rỡ trông vô cùng nghệ thuật.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

Nét văn hóa đặc sắc của người Thái

Đến ngôi làng người Thái đen ở Yên Bái, bạn sẽ thấy biểu tượng khau cút đặc trưng trên đầu hồi của mỗi căn nhà sàn. Mục đích là để tránh những thiên tai, mưa gió, bão lũ,… cho ngôi nhà. Khau cút thuở sơ khai chỉ gồm 2 thanh tre vắt chéo nhau. Sau này, nó được phát triển theo hướng cầu kỳ hơn như hình trâu, hình trăng khuyết,… 

Điệu xòe Thái được xem như một phần trong cuộc sống của dân tộc Thái. Mỗi khi có sự kiện trọng đại, người dân thường nắm tay nhau nhảy múa, ăn mừng xung quanh đống lửa. Dần dần, các động tác được nâng lên thành các điệu múa xòe như xòe quạt, xòe nón, xòe khăn,… Mỗi điệu xòe có một động tác, cách đứng, đội hình di chuyển khác nhau. Những cung bậc cảm xúc và tầng nghĩa mà chúng mang lại cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, nghệ thuật múa xòe đóng vai trò kết nối con người với con người, giữa con người với trời đất.

Điệu xòe Thái.
Điệu xòe Thái. Ảnh: Internet

Ngoài ra, dân tộc Thái còn duy trì các lễ hội độc đáo. Lễ Tằng Cẩu dành cho các cô gái rũ bỏ những vẩn đục trong quá khứ để bước về nhà chồng. Lễ hội Hoa ban cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội Xên Mường tưởng nhớ các vị thần linh đã khai sáng bản, làng,…

Lời kết

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn nên đến ngôi làng của người Thái vào dịp lễ hội. Không chỉ được tận mắt chứng kiến các nghi lễ trang nghiêm, bạn còn được hòa cùng dân làng vui chơi, nhảy múa. Đó là những trải nghiệm vô cùng khó quên trong chuyến đi trekking Lùng Cúng.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *