Cách lựa chọn dao dã ngoại phù hợp

Một trong những dụng cụ sinh tồn không thể thiếu trong hành trang của các trekker chính là dao dã ngoại. Hiện nay, dụng cụ trekking này có rất nhiều kiểu dáng thiết kế khác nhau. Bạn nên lựa chọn dao theo nhu cầu và mục đích sử dụng của mình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chọn dao như thế nào cho phù hợp. Cùng mình theo dõi nhé!

Nhu cầu

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, điều đầu tiên bạn cần lưu ý chính là xem xét con dao dã ngoại phù hợp với hoạt động nào trong quá trình khám phá.

– Dao cố định

Đây là loại dao có lưỡi thẳng và cố định. Phụ kiện, dụng cụ trekking này có độ bền tương đối cao. Đồng thời, bạn cũng sử dụng nó thuận tiện hơn, dễ vệ sinh hơn so với các loại dao khác. Tuy nhiên, dao cố định nặng và chiếm nhiều không gian trong balo. Chính vì thế, các trekker thường hạn chế mang loại dao này khi đi trekking.

– Dao bỏ túi

Dao bỏ túi là dụng cụ vô cùng hoàn hảo cho việc phục vụ cho các nhu cầu trong chuyến đi khám phá. Bạn có thể gấp gọn con dao và để vào balo. Đặc biệt, loại dao đa năng này có phần chuôi bảo vệ lưỡi dao khi bạn không dùng đến. Tuy nhiên, dao bỏ túi thiếu tính ổn định so với dao cố định. Vì vậy, bạn nên chọn loại dao có nẫy chốt để tránh trường hợp dao vô tình gập xuống ngón tay bạn trong khi đang sử dụng.

Dao dã ngoại
Dao dã ngoại. Ảnh: Internet

Hình dạng của lưỡi dao

Thông thường, tùy theo yêu cầu công việc, lưỡi dao dã ngoại sẽ có những hình dạng, đặc điểm phù hợp. Dưới đây là một số hình dạng lưỡi dao bạn có thể tham khảo để lựa chọn khi mang đi trekking:

  • Drop – point: Lưỡi dao rất dày. Cạnh sắc của dao trượt về phía mũi. Nhờ đó giảm được tối đa tình trạng vô tình bị đâm, khiến bạn bị thương. Bởi đặc tính cứng cáp, linh hoạt, lưỡi dao này phù hợp cho những công việc nặng nề như phát quang đường đi,…
  • Clip – point: Lưỡi dao có phần mũi dạng lưỡi liềm rất mỏng, sắc. Bạn có thể sử dụng để đâm, chọc, hay dùng trong các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác. Tuy nhiên, độ bền của nó lại kém hơn lưỡi dao drop – point.
  •  Tanto: Mũi dao góc cạnh và cực kỳ chắc chắn. Lưỡi dao này rất lý tưởng cho việc cạy nắp hộp, đập vụn hay đâm thủng các vật liệu cứng.
  • Needle – point và Spear- point: Dạng lưỡi dao này thường có 2 cạnh lưỡi. Đây là loại dụng cụ sinh tồn cực hữu dụng trong việc đâm thủng hay ném liệng.
  • Sheepsfoot và Santoku: Lưỡi dao thẳng từ phần chuôi đến phần mũi. Nhờ đó, loại dao này phù hợp cho việc chuẩn bị thức ăn như cắt, thái, chặt,… thực phẩm.

Vật liệu của lưỡi dao

Để chọn dao dã ngoại phù hợp, theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn nên chú ý thêm vật liệu của lưỡi dao. Dụng cụ trekking này nên có lưỡi sắc, có thể sử dụng trong thời gian dài và khả năng ăn mòn thấp. Tuy nhiên, mỗi vật liệu đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Bạn có thể tham khảo 2 vật liệu dưới đây để cân nhắc khi lựa chọn lưỡi dao như sau:

– Thép có hàm lượng cacbon cao

  • Ưu: độ cứng, độ sắc bén cao.
  • Nhược: dễ bị ăn mòn.

– Thép không gỉ: Đây là vật liệu làm lưỡi dao được các trekker lựa chọn nhiều nhất.

  • Ưu: cứng, khả năng chống ăn mòn cao, độ sắc bén được duy trì tốt.
  • Nhược: Khó mài hơn.
Lưỡi dao làm bằng thép ko gỉ. Ảnh: Internet

Tính năng

Một con dao dã ngoại lý tưởng thường tích hợp những tính năng sau:

  • Khóa lưỡi: Với tính năng này, bạn có thể gấp gọn dao cho vào túi khi mang đi trekking. Lưỡi dao sẽ được bảo vệ bên trong chuôi. Tuy nhiên, bạn nên nhớ khóa lưỡi khi mở dao để nó không đột ngột gấp lại khi đang sử dụng.
  • Mở một tay: Với thiết kế nấc nhỏ trên lưỡi, bạn sẽ dễ dàng mở dao chỉ bằng một ngón tay cái. Thật vô cùng tiện lợi đúng không nào?
  • Bộ phận hỗ trợ mở dao: Tính năng này thường có trên những con dao được trang bị khóa an toàn. Nó có chức năng ngăn lưỡi dao đột ngột mở ra. Nhờ đó, bạn có thể bảo vệ tay khi đang sử dụng dao.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

Vật liệu làm cán dao

Ngoài lưỡi dao, bạn cũng nên quan tâm đến phần cán dao. Đó là bộ phận tạo nên sự dễ dàng, thoải mái khi bạn sử dụng dao. Tùy theo nhu cầu và sở thích, bạn có thể lựa chọn vật liệu làm cán bằng:

  • Gỗ: Cán gỗ thường được đẽo gọt rất đẹp, chắc chắn nhưng dễ bị thấm nước làm hư hỏng nhanh.
  • Nhựa: Cán dao làm từ nhựa tuy khó cầm, nắm nhưng có giá tương đối rẻ. Đặc biệt, nó có chức năng chống thấm nước cực tốt.
  • Cao su: Vật liệu này giúp bạn dễ dàng cầm dao một cách chắc chắn, không bị thấm nước nhưng lại có độ bền kém.
  • Thép không gỉ hoặc nhôm: Tuy rất bền nhưng cán dao này sẽ khiến tay bạn trơn, khó cầm nắm dao.
Dao dã ngoại
Vật liệu làm cán dao bằng gỗ. Ảnh: Internet

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được cách lựa chọn dao dã ngoại phù hợp cho chuyến đi trekking của mình đúng không nào? Chúc bạn chuẩn bị hành trang thật tốt để có những hành trình khám phá thật trọn vẹn nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *