Cách lựa chọn bản đồ cho chuyến trekking

Trong kỷ nguyên của thiết bị định vị GPS công nghệ cao, bản đồ giấy vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các trekker. Bản đồ sẽ là dụng cụ sinh tồn giúp bạn tìm đường trong những chuyến đi khám phá thiên nhiên hoang dã. Hãy cùng mình tìm hiểu nên lựa chọn bản đồ giấy như thế nào để trợ giúp hiệu quả cho chuyến đi trekking của bạn nhé!

1. Phân loại bản đồ

Bản đồ bao gồm 2 loại là cơ bản và địa hình với những đặc điểm như sau:

1.1. Bản đồ cơ bản

Hình dạng:

  • Phẳng, 2 chiều
  • Là mặt nhìn ngang của các khu vực như tuyến đường mòn, sông suối,…
Bản đồ cơ bản (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc tính:

  • Hiển thị các điểm như điểm quan sát, giao lộ với đường mòn,… và các tuyến đường kết nối với điểm (không ghi rõ độ cao). Do đó, bạn chỉ có thể được khoảng cách từ chỗ bạn tới điểm đến. Bạn sẽ không biết được độ sâu thung lũng, độ cao vách núi phải vượt qua.

Sử dụng:

  • Sử dụng vào các chuyến đi ngắn đã biết rõ đường đi.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

1.2. Bản đồ địa hình

Hình dạng:

  • Khu vực có các màu sắc hiển thị khác nhau nằm giữa các đường đồng mức.
  • Độ cao địa hình được biểu hiện bằng thang màu và đường đồng mức.

Đặc tính:

  • Dễ dàng xác định đặc điểm tự nhiên của đỉnh núi, thung lũng.
  • Biết được vị trí của các tuyến đường hay thị trấn,…
bản đồ
Bản đồ địa hình (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng:

  • Phù hợp với hầu hết các chuyến dài ngày, điểm trekking rộng hay hẹp.

2. Cách lựa chọn bản đồ cho chuyến trekking

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn có thể sử dụng một trong các loại bản đồ sau, kết hợp với la bàn để xác định phương hướng chính xác hơn.

2.1. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam – Bộ Tài nguyên môi trường

Ranh giới được xác định bằng các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.

Ưu điểm:

  • Rất dễ sử dụng

Nhược điểm:

  • Có ít thông tin về các đường mòn hoặc thông tin dễ bị lỗi thời
  • Không phù hợp để tìm vị trí khi có sự thay đổi của các công trình, cầu đường, đường mòn,…

Làng Aur

2.2. Bản đồ thương mại (Commercial Map)

Tập trung vào các khu vực nổi tiếng, thu hút sự khám phá của trekker.

  • Ưu điểm: 
  • Các khu vực chính, đường mòn được đánh dấu và cập nhật thường xuyên
  • Có in ngày phát hành gần vị trí ghi tỉ lệ hoặc biểu đồ thể hiện độ từ thiên

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn
  • Không vẽ được các khu vực xa xôi

2.3. Phần mềm lập bản đồ (Mapping Software)

Được thiết kế bởi chính bạn bằng cách chọn tỉ lệ, ghi tọa độ GPS, điền ghi chú rồi in trên giấy chống thấm.

Ưu điểm:

  • Độ chính xác cao

Nhược điểm:

  • Chi phí cao
  • Đòi hỏi bạn phải am hiểu về máy tính

Tham khảo thêm: Tất tần tật những phụ kiện cần thiết khi đi trekking

2.4. Bản đồ khu vực (Local Map)

Thể hiện được nhiều khu vực bao gồm vùng đất công của chính phủ. Ví dụ như công viên quốc gia, rừng quốc gia, các khu vui chơi giải trí).

Ưu điểm:

  • Thể hiện được toàn bộ khu vực
  • Có đầy đủ thông tin về tuyến đường, đường mòn hay điểm tham quan
  • Được cập nhật thường xuyên

Nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Tỉ lệ nhỏ

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã chọn cho mình được loại bản đồ thích hợp cho chuyến đi trekking của mình. Chúc bạn có những hành trình khám phá thiên nhiên hoang dã thật thú vị và trọn vẹn!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ