Cách lựa chọn dây thừng trekking tốt nhất

Khi đi trekking, đặc biệt là trekking rừng núi, bạn không thể không mang theo dây thừng. Đây là dụng cụ sinh tồn giúp bạn vượt qua những vách núi, sông suối hay cố định lều, trại cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn loại dây thừng trekking phù hợp với đặc thù của các hoạt động trong hành trình khám phá. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm được loại dây thừng hỗ trợ tốt nhất cho chuyến đi của mình nhé!

1. Các loại dây thừng trekking

Hiện nay, dây thừng trekking có 2 loại chính là dây tĩnh và dây động.

1.1. Dây tĩnh

Nhờ tính năng khó bị co dãn, dây tĩnh có thể giúp bạn đưa vật nặng hoặc người lên cao một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nó lại không phù hợp để leo hoặc neo trên đỉnh hay leo lên dẫn đầu. Bởi loại dây này không được thiết kế và kiểm nghiệm độ phù hợp cho mục đích đó.

Dây thừng – một dụng cụ không thể thiếu trong hoạt động leo núi
(Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

1.2. Dây động

Đối với dây động, bạn có thể lựa chọn 1 trong 3 loại dây sau:

Dây đơn

Đây là sự lựa chọn phổ biến của các trekker. Dây có nhiều kích cỡ và chiều dài khác nhau, đáp ứng tối đa nhu cầu của bạn. Kỹ thuật leo dây đơn rất đơn giản, dễ sử dụng. Một số dây đơn có chỉ số tương đương dây đôi và dây kép giúp bạn leo núi với bất kỳ kỹ thuật nào.

Dây đôi

Kỹ thuật leo núi với dây đôi đòi hỏi bạn phải sử dụng 2 dây riêng. Đồng thời, phải luân phiên móc chúng ở các điểm neo để giữ thăng bằng cho cơ thể. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn giảm bớt lượng dây trên những chặng leo ziczac. Tuy nhiên, bạn cần luyện tập để đạt kỹ năng nhất định trước khi leo bằng dây đôi.

Một số loại dây đôi có thể dùng theo dây kép với các kỹ thuật leo khác. Bạn nên chú ý phải sử dụng 1 đôi nhất định, không lẫn lộn các nhãn hiệu và kích cỡ khác nhau. Dây đôi có ký hiệu ½ với vòng tròn bao quanh ở 2 đầu dây.

Dây kép

Về cơ bản, dây kỹ thuật leo dây kép tương tự dây đôi. Tuy nhiên, lượng dây cần dùng của dây kép nhiều hơn. Mặc khác,so với dây đơn, dây kép thường mảnh hơn nên sẽ nhẹ và ít vướng víu cho bạn hơn trong quá trình leo núi. Dây kép được có ký hiệu vô tận (∞) ở mỗi đầu.

2. Cách chọn dây thừng đi trekking tốt nhất?

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn nên chọn dây thừng trekking dựa vào các tiêu chí sau đây:

2.1. Các loại dây thừng trekking

Mỗi loại dây phù hợp với nhu cầu và kỹ thuật leo núi khác nhau.

  • Dây tĩnh phù hợp cho hoạt động cứu hộ, thám hiểm hang động, bám cố định hoặc giảm tải trọng khi nâng vật, người.
  • Dây đơn thích hợp với hoạt động leo núi truyền thống, thể thao, leo vách đứng hoặc leo với neo ở trên đỉnh.
  • Dây đôi và dây kép phù hợp khi leo núi truyền thống, núi đá tự do nhiều điểm, núi địa hình và núi băng.

2.2. Kích thước của dây

  • Đường kính: Thông thường, dây thừng càng mảnh càng kém bền hơn. Bạn cần dùng nhiều kỹ thuật để bám dây chắc hơn trong khi leo núi. Vì vậy, bạn cần chọn loại dây lớn khi trekking vách núi có phần cheo leo. Nếu đi xa và leo chặng đa điểm, bạn nên chọn loại dây thừng mảnh, nhẹ hơn.
  • Chiều dài: Thông thường, dây thừng trekking tiêu chuẩn là 60m đã có thể đáp ứng được hầu hết các kỹ thuật leo núi.
  • Trọng lượng: Loại dây mảnh thường sẽ có trọng lượng nhẹ hơn dây dày.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết 

dây thừng trekking
Dây thừng leo núi rất đa dạng (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

2.3. Tính năng

Các tính năng của dây thừng trekking sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của nó.

  • Chống thấm nước: Dây thừng khi bị ngấm nước sẽ nặng hơn, khả năng chịu lực giật do rơi giảm. Trong nền nhiệt độ quá thấp, dây sẽ đông cứng lại khiến bạn không thể kiểm soát được. Tính năng chống thấm nước sẽ giúp bạn tránh được tình huống này.
  • Dấu giữa dây: Thông thường, giữa dây thừng thường được đánh dấu bằng màu sơn đen. Nhờ đó, bạn có thể xác định được đoạn giữa để canh điểm dây đáp xuống đất thuận tiện hơn.
  • Dây hai màu: Phần chuyển màu sẽ chia dây thành 2 nửa, tạo dấu dây rõ ràng và cố định hơn so với vạch sơn đen dễ phai ở giữa dây.
  • Dấu hết dây: Dấu hiệu báo hết dây cực hữu dụng cho bạn khi chuẩn bị đáp xuống đất hoặc đưa người từ trên cao xuống.

Tham khảo thêm: Tất tần tật những phụ kiện cần thiết khi đi trekking

Chỉ số an toàn

Khi chọn dây thừng, bạn nên đọc rõ kết quả kiểm nghiệm tiêu chuẩn trên bao bì của dây động bao gồm:

Chỉ số khi rơi:

  • Dây đơn: chịu được ít nhất 5 lần rơi của vật nặng 80kg.
  • Dây đôi: chịu được ít nhất 5 lần rơi của vật nặng 55kg mỗi dây.
  • Dây kép: chịu được ít nhất 12 lần rơi của vật 80kg trên cả 2 dây.

Độ cứng: Khi treo vật nặng 80kg:

  • Dây đơn và dây kép được phép dãn tối đa 10%.
  • Dây đôi được phép dãn tối đa 12%.

Độ dãn: không quá 40% độ dài gốc của dây.

Lực giật: được tính bằng đơn vị Kilonewton. Nếu chỉ số càng thấp, lực giật bạn phải chịu càng nhỏ. Nhờ đó, giúp bạn hãm lại nhẹ nhàng khi rơi.

Qua bài viết trên, bạn đã biết cách để chọn cho mình loại dây thừng trekking phù hợp chưa nào? Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn hoàn thiện toàn bộ vật dụng trekking cần thiết cho chuyến đi của mình thật hoàn hảo và trọn vẹn nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ