Cách chọn giày trekking và giày leo núi an toàn

Đối với trekker, việc lựa chọn giày trekking, leo núi là vô cùng quan trọng. Một đôi giày tốt sẽ giúp chuyến đi trọn vẹn và thành công. Vậy, những tiêu chí nào cần lưu ý đối với giày trekking, giày leo núi? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời cụ thể nhất để bạn tìm được một đôi giày phù hợp.

1. Size giày phù hợp

Với kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn nên chọn giày lớn hơn từ 0.5 đến 1 size so với bình thường. Bởi khi đi trekking, đôi chân bạn phải vận động liên tục trong nhiều ngày. Không chỉ thế, có những cung đường buộc bạn phải leo qua những vách đá, băng qua thác nước,… Chân của bạn sẽ dễ bị nở to hơn bình thường. Nếu lựa chọn giày vừa khít với bàn chân, các khớp ngón chân dễ bị đè nén gây phồng rộp.

chọn giày trekking
Hãy chọn cho mình một đôi giày trekking với size phù hợp (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

2. Chống thấm nước

Bạn nên chọn giày trekking chống thấm nước. Tính năng này giúp cho chân bạn không dính nước khi trekking tại những vùng độ ẩm cao. Để nhận biết giày có tính năng thấm nước không, bạn kiểm tra phần lưỡi gà của giày có nối liền với thân hay không. Nếu 2 phần này liền kề nhau thì giày có thể chống thấm nước. Tức là, giày được thiết kế kín liền khối, ngăn không cho nước xuyên qua các lỗ xỏ dây vào trong giày.

3. Đế chống trơn trượt

Đế giày là phần quan trọng quyết định chức năng của đôi giày. Mức độ chống trơn trượt của giày phụ thuộc vào chất liệu và công nghệ sản xuất.

Cao su là chất liệu phổ biến được sử dụng để làm đế giày leo núi. Nó có khả năng chịu mài mòn tốt, cứng, ít đàn hồi. Bởi đặc thù của trekking là leo núi, vận động với cường độ mạnh nên giày trekking đòi hỏi phải cứng và bền hơn để bảo vệ đôi chân của bạn.

Nên chọn giày trekking có đế chống trơn trượt (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

4. Lớp lót êm ái

Lớp lót bên trong giày là yếu tố giúp chân bạn cảm thấy thoải mái khi di chuyển. Bên cạnh đó, nó còn có thể chống thấm nước từ bên ngoài và thấm hút mồ hôi bên trong. Bạn nên lựa chọn giày có lớp lót vừa phải. Nếu chọn loại quá dày, chân bạn sẽ bị to. Chọn loại quá mỏng, bạn có thể bị đau chân khi di chuyển. Chính vì thế, hãy chọn lớp lót mềm mại, đàn hồi tốt, ôm sát chân bạn. Có như thế, giày mới không gây bí, đau mỏi hay phồng rộp đôi chân khi phải vận động quá nhiều.

5. Dễ dàng di chuyển

Để phục vụ cho việc leo núi, đi bộ đường dài, bạn nên chọn giày trekking dễ di chuyển, phù hợp với mục đích sử dụng. Dưới đây là các loại giày chuyên dùng cho trekking mà bạn có thể tham khảo:

  • Giày đi bộ đường dài cổ thấp: Đây là loại có đệm đế giày mềm, dẻo. Sự linh hoạt của giày sẽ thích hợp khi đi bộ đường dài hoặc chạy bộ đường mòn trong những chuyến đi dài.
  • Giày đi bộ đường dài cao cổ: Bao gồm cổ lửng và cổ cao. Loại giày này có độ linh hoạt cao phù hợp cho việc đi bộ dài ngày hoặc du lịch dã ngoại, cần mang vác hành lý nhẹ.
  • Giày dã ngoại: Là loại giày có cổ cao lên đến mắt cá chân, bảo vệ tuyệt đối cho phần cổ chân. Độ bền và độ cứng của đế giày dã ngoại hơn hẳn các loại giày khác. Nhờ đó, thích hợp với những chuyến đi sâu vào rừng hay đến những vùng hẻo lánh. Dù phải mang vác hành lý nặng, giày dã ngoại vẫn giúp bạn di chuyển một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, cũng đừng quên luyện tập sức khỏe bằng các bài tập thể lực cơ bản để chuyến đi diễn ra thật trọn vẹn và thành công, bạn nhé!

chọn giày trekking
Lựa chọn giày trekking phù hợp để di chuyển dễ dàng hơn (Nguồn hình ảnh: Sưu tầm Internet)

6. Độ bền cao

Một đôi giày có độ bền cao sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục những địa hình phức tạp. Bạn có thể thông qua chất liệu mũ giày để xem xét độ bền của giày trekking, giày leo núi.

  • Chất liệu da nguyên miếng:
    • Ưu điểm: Độ bền cao, chống trầy, chống thấm nước tốt. 
    • Nhược điểm: Độ thông thoáng kém, cần phải chạy break-in trước khi khởi hành.
  • Chất liệu da lộn: thường được kết hợp với vải nylon, lưới
    • Ưu điểm: nhẹ, thoáng khí, thoải mái, giá thành thấp.
    • Nhược điểm: khả năng chống xước, chống thấm kém.
  • Chất liệu da Nubuck: là chất liệu da nguyên miếng, bề mặt được chà xát tạo nên lớp lông ngắn như da lộn.
    • Ưu điểm: rất bền, khả năng chống trầy xước, chống thấm nước tốt.
    • Nhược điểm: cần phải chạy break-in trước mỗi hành trình.
  • Chất liệu nhân tạo: như polyester, nylon, giả da.
    • Ưu điểm: nhẹ, nhanh khô, giá thành rẻ, thời gian để break-in ngắn hơn.
    • Nhược điểm: thời gian sử dụng ngắn.

Đến đây, bạn đã có thể chọn giày trekking phù hợp cho mình hay chưa? Hãy nhanh tay tìm kiếm “bạn đồng hành” hoàn hảo để lên đường khám phá, chinh phục những địa điểm thật thú vị và hấp dẫn thôi nào!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *