Nắm vững kỹ thuật dựng và hạ lều trại

Với những chuyến đi dã ngoại, trekking, việc dựng và hạ lều trại nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách. Nếu không biết nguyên tắc, kỹ thuật thì việc dựng và hạ trại sẽ trở thành mớ hỗn độn. 

Mình xin chia sẻ rõ hơn kỹ thuật dựng và hạ lều trại giúp bạn có 1 lều trại chuẩn mực và an toàn.

1. Chuẩn bị vật dụng cắm trại cần thiết

Tấm lều

Tấm lều chủ yếu được làm bằng nilon, mũ, vải hoặc chất liệu khác. Hình dáng lều có thể vuông, hay chữ nhật. Tấm lều giúp che nắng, gió, mưa… nên được làm mái che cho bền.

Tấm trải

Tấm trải được dùng để trải dưới đất ngồi, để vật dụng khi đi trại. 

Gậy lều 

dựng và hạ lều trại
Biết rõ kỹ thuật dựng trại sẽ giúp việc dựng và hạ trại dễ dàng hơn. (Ảnh: Freepik)

Bạn có thể sử dụng sắt hoặc gỗ hay tầm vông dài từ 1,6 – 1,8 m tùy theo kích thước trại.

Cọc lều

Cọc lều thường bằng sắt, gỗ, đinh…tùy theo độ cứng của đất. Theo kinh nghiệm đi cắm trại của mình thì nếu đất cứng thì dùng cọc sắt dài 20 – 30 cm. Với đất cát, mềm… nên dùng cọc gỗ 30 – 40 cm. Với nền xi măng thì dùng đinh từ 10 -15 cm.

Dây lều

Các loại dây thường dùng làm bằng nilon, dây mủ, dây dù với số lượng khoảng 6 dây. Trong đó, 2 dây chính, mỗi dây 3m – 4m, còn 4 dây phụ mỗi dây dài 1m5 giúp cố định lều.

Búa

Bạn có thể dùng búa để đóng cọc xuống đất, chặt cây làm cọc gỗ, dọn đất phát quang khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kinh nghiệm đi trekking

Tips khi sử dụng, dựng và hạ lều trại an toàn

  • Trước khi gấp lều cần dọn sạch các đồ vật trong lều.
  • Hạn chế mang đồ vật sắc nhọn vào trong lều.
  • Hạn chế hút thuốc hay để lửa gần hay bên trong lều trại.
dựng và hạ lều trại
Không để lửa ở gần chỗ lều trại (Ảnh: Freepik)

Cuốc, xẻng

Cuốc xẻng giúp dọn mặt bằng trại, đào rãnh thoát nước thải, hố rác… hay thậm chí dùng dập lửa trại nếu cần.

2. Quy trình dựng và hạ lều trại

Chọn đất

Nếu khu vực đất trại có cỏ cây mọc um tùm, đất gồ ghề thì chúng ta phải dọn dẹp vệ sinh, phát quang, nhặt sỏi, giật bỏ cành cây mọc gần đó … để làm phẳng địa hình và thông thoáng trước khi dựng trại.

Ngoài ra, việc chọn đất trại phù hợp cần đi theo những tiêu chuẩn sau:

Đất cần được san bằng phẳng, cao ráo. Không có kiến, ong hay côn trùng khác gần đó, không sỏi, không mảnh vụn, bùn lầy…

Bạn không nên chọn dựng trại gần các cây cao, cần bảo đảm thoáng gió (nếu hè), kín gió (đông). Trại nên bố trí gần nguồn nước (suối, sông) tiện nấu ăn, sinh hoạt và cách xa hố rác, hố xí, khu vực khói bụi, ô nhiễm.

dựng và hạ lều trại
Chọn chỗ đất cao ráo, bằng phẳng khi hạ trại. (Ảnh: Freepik)

Chọn hướng lều

Đây là yếu tố rất quan trọng khi chọn vị trí dựng trại. Khi chọn hướng lều cần chú ý:

Không cắm lều chỗ đất trũng vì nguy cơ nước ngập.

Không cắm trại chỗ cao chênh vênh, gió mạnh sẽ làm bật cọc lều, hoặc làm rách lều.

Vị trí nhất là đất cắm lều phải bằng phẳng hay địa hình hơi nghiêng.

Khi trời lạnh, hướng trại cần nhiều ánh sáng để sưởi ấm, chúng ta hướng cửa lều về phía Đông.

Nếu thời tiết nắng nóng, bạn có thể hướng cửa lều theo hướng Đông Bắc hay Đông Nam để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Ngoài ra, hướng lều còn tùy thuộc vào hướng gió mạnh thổi ngang lều.

Không cắm trại chỗ cao chênh vênh, gió mạnh (Ảnh: Freepik)

Top 3 loại lều trại được bạn trẻ ưa chuộng

  • Lều Chuangyue được làm từ chất liệu cao cấp, mang đến sự thoáng mát, chống thấm nước tuyệt đối, được tích hợp thêm lớp cửa lưới chống côn trùng nên vừa đảm bảo thoáng mát mà không lo bị côn trùng cắn.
  • Lều Coleman có 4 cửa sổ lấy gió nên rất thông thoáng và thoải mái. Bạn có thể ngồi ở khoang lưu trữ bên ngoài dùng trà, cafe để ngắm cảnh sẽ rất thú vị. 
  • Lều trại cao cấp 5 – 6 người R0202 được làm từ chất liệu vải cao cấp 190t PU 3000mm với khả năng chống thấm tuyệt vời. Cùng với lớp lưới lỗ 68 giúp mang đến cảm giác thông thoáng, dễ chịu khi nằm trong lều.

2.1 Dựng lều (trải lều, rải gậy, đóng cọc, cột dây, dựng lều)

Trải lều

Trải phẳng lều ở mọi hướng.

Đặt gậy

Bạn nên đặt gậy thẳng ở hai đầu lều. Chiều dài của gậy là khoảng cách của cọc chính lều và chân gậy.

Đóng cọc

2 cọc được đóng ở chân gậy chính. Các cọc phụ đóng thành từng cặp cho cân xứng thông qua tấm lều. Khoảng cách từ mép lều đến các cọc phụ xa gần tùy theo mép lều cao hay thấp. 

Cọc cần đóng xiên chiều ngược lại với lều để khi cột dây lên thì dây phải vuông góc với các cọc. Bạn nên nhớ chỉ đóng tạm tức đóng khoảng 2/3 cọc.

Cột dây

Có nhiều cách buộc dây như: thòng lọng, thuyền chài,chạy, bồ câu… Đầu gậy chính cột nút thuyền chài. Ở mép lều nên cột nút thòng lọng hay thợ dệt. Còn ở cọc có thể cột nút chạy hay bồ câu.

Dựng lều

Từ từ đưa gậy sao cho đầu gậy nằm ở đỉnh lều. Đồng thời chân gậy nằm ở vị trí khi đặt gậy để cho 2 cọc chính và 2 chân gậy nằm trên một đường thẳng. Dựng đứng gậy cho 2 chân gậy vuông góc với mặt đất. Bạn có thể điều chỉnh các nút dây ở các cọc phụ. Khi lều thẳng cần phải đóng cọc sâu xuống đất tránh di chuyển va vấp. Dây thì cột chặt lại có khóa an toàn.

dựng và hạ lều trại
Vị trí cắm trại nên cách xa bụi rậm, chỗ ở của côn trùng. (Ảnh: Freepik)

Tham khảo thêm bài viết: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?

2.2 Tháo và xếp lều

Hạ lều

Hạ gậy để mở dây cọc và dây lều.

Mở dây và gom lại một chỗ tránh thất lạc.

Nhổ cọc và mở dây nào thì phải nhổ cọc đó tránh bị bỏ quên mất cọc.

Xuống lều

Bạn khó thực hiện 1 mình, ít nhất nên có 2 người nắm đỉnh lều (nơi đầu gậy) giơ cao lên, rũ sạch rác, bụi bẩn.

Dùng tay còn lại nắm khoảng cách lều theo chiều đứng để nhập đôi lều lại lần nữa và cứ thế tới khi vừa ý.

Cuốn lều lại bằng cách nhập đôi 2 góc đang cầm vào giữa, tiếp tục cho đến khi hoàn thành. Bạn cần chú ý ở các mép lều phải được gói vào trong để di chuyển không bị bung ra.

Sau khi hoàn tất mọi công đoạn hạ trại, cả nhóm cần dọn dẹp vệ sinh, trả lại hiện trạng ban đầu.Trên đây là những kĩ thuật dựng và hạ lều trại căn bản. Với những chia sẻ này, mình tin bạn sẽ dựng và hạ lều trại an toàn và thẩm mỹ. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ