Kinh nghiệm cắm trại chi tiết từ A-Z

Để có chuyến đi cắm trại, dã ngoại thành công, khâu chuẩn bị là quan trọng nhất. Mang theo đầy đủ các vật dụng thiết yếu sẽ giúp cho bạn tận hưởng chuyến cắm trại trọn vẹn. Bài viết sau xin chia sẻ kinh nghiệm cắm trại chi tiết từ A-Z cho chuyến hành trình như ý.

1. Chuẩn bị cho chuyến cắm trại

1.1. Kinh nghiệm lên kế hoạch chi tiết

Bạn cần vạch rõ địa điểm, thời gian bắt đầu, kết thúc, đi cùng ai…rõ ràng. Hãy lên kế hoạch chi tiết cho những hoạt động cụ thể. Xác định trước điểm đến sẽ giúp bạn hiểu kỹ về địa hình hay kinh nghiệm từ những người đi trước, tránh những bất ngờ hay sự cố ngoài kế hoạch.

1.2. Nghiên cứu kỹ thời tiết

Biết trước thời tiết chuyến đi sẽ giúp bạn chuẩn bị hành lý đúng cách. Nếu thời tiết cực đoan bạn nên lùi kế hoạch hay thay đổi địa điểm cắm trại. Đây cũng là cẩm nang cắm trại mà bạn cần nắm.

Nghiên cứu thời tiết trước hành trình của bạn (Ảnh: Freepik)

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kinh nghiệm đi trekking

1.3. Kinh nghiệm lựa chọn hành trang cần thiết

  • Balo: Tốt nhất là dùng balo dã chiến, bền, nhiều ngăn, có thể đựng nhiều vật dụng cần thiết. Bạn nên học cách sắp xếp đồ dùng khoa học để tận dụng được hết khoảng diện tích trong chiếc balo.
  • Đèn pin: Hãy chuẩn bị trước cho mình một chiếc đèn pin chuyên dụng. Đèn pin cắm trại giúp bạn dễ dàng hơn khi tìm đường buổi tối hay ra tín hiệu cho người khác.
  • Dao đa năng: Dao giúp phòng thân vừa dùng cho các mục đích khác ở buổi cắm trại. 
  • Bật lửa/ đá đánh lửa: Dùng đun nấu, đốt lửa sửa ấm, đá đánh lửa sẽ luôn phải theo bạn trong suốt chuyến đi.
  • La bàn: Giúp bạn định vị phương hướng cuộc hành trình hoặc nếu chẳng may bị lạc.
  • Gậy chống: Chiếc gậy chống tay sẽ tiết kiệm sức lực và giúp bạn vững bước chân, giảm thiểu chấn thương.

1.4. Kinh nghiệm chuẩn bị vật dụng cắm trại

Lều

Đây là mái nhà di động, giúp che mưa nắng và bảo vệ các thành viên khỏi mưa gió. Tùy vào số lượng thành viên và điểm đến mà chọn lựa lều phù hợp.

kinh nghiệm cắm trại
Đi cắm trại không thể thiếu lều. (Ảnh: Freepik)

Thảm

Bạn có thể trải trong lều, dùng khi tụ tập ăn uống ngoài trời hay làm chỗ chơi cho trẻ em. 

Túi ngủ, đệm hơi

Một chiếc thảm không thể cho bạn một giấc ngủ êm ái, nhất là có cắm trại qua đêm. Nếu không muốn sáng hôm sau thức dậy với tấm thân ê ẩm thì bạn nên mang theo một chiếc đệm hơi hoặc túi ngủ. 

Bếp dã ngoại

Bạn nên mang theo bếp cồn mini để nướng đồ ăn, vừa có thể đặt nồi để nấu món khác, tiết kiệm diện tích.

1.5. Kinh nghiệm chuẩn bị đồ ăn thức uống

Nước: Tùy vào số lượng thành viên mà chuẩn bị đủ lượng nước để sinh hoạt. Đồ uống khác như café, sữa, nước ngọt, bia…cũng có thể mang theo.

Đồ ăn: Bạn nên sơ chế sẵn trước ở nhà. Bạn không nên mang quá nhiều đồ ăn hay đồ ăn nhanh hỏng. Nếu đi dài ngày bạn nên mang theo đồ hộp, đồ khô.

kinh nghiệm cắm trại
Mang theo lượng thức ăn vừa đủ. (Ảnh: Freepik)

Thùng giữ nhiệt: Mọi đồ ăn thức uống có thể trữ trong thùng giữ nhiệt, vừa giúp bảo quản đồ ăn được lâu hơn. 

Bát, đũa, cốc: Kinh nghiệm cắm trại của mình là nên dùng bát, đũa, cốc 1 lần và thân thiện với môi trường, có thể là đồ giấy hay gỗ, tránh đồ nhựa, thủy tinh.

Cồn và than hoa: Bạn nên mang theo 1 – 2 hộp cồn để mồi than hoa dễ cháy hơn.

1.6. Kinh nghiệm chuẩn bị đồ y tế

Hành trang đi cắm trại không thể thiếu các đồ y tế cơ bản như: băng gạc, urgo, thuốc giảm đau, cảm cúm nhức đầu, bông y tế, cồn, xà phòng rửa tay…. Đừng quên chuẩn bị thêm kem chống nắng và kem chống muỗi. 

Tham khảo thêm bài viết: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?

2. Mặc gì khi đi cắm trại

  • Dép: Chuẩn bị hoặc đi 1 đôi dép để thuận tiện trong việc di chuyển quanh khu cắm trại, ra vào lều.
  • Quần áo: Tùy địa điểm, thời tiết bạn chọn trang phục phù hợp. 
  • Trang phục đi rừng: Trang phục cần gọn gàng, thoải mái và kín đáo. Ngoài ra, đề phòng muỗi, vắt và các loài côn trùng khác, hãy mặc đồ dài tay, che chắn kín cơ thể.

Kinh nghiệm cắm trại an toàn của mình là nên chuẩn bị thêm đôi giày thể thao chất lượng cũng bảo vệ và giảm đi sự mệt mỏi cho đôi chân.

kinh nghiệm cắm trại
Chuẩn bị cho bản thân một đôi giày cắm bền chắc, phù hợp. (Ảnh: Freepik)

Tips kinh nghiệm đi cắm trại và dã ngoại an toàn cho bạn:

  • Không nên ngồi nghỉ ở chỗ có hang hốc, gò đống có nhiều hang chuột.
  • Không nên để thức ăn thừa rơi vãi tại khu vực cắm trại. 
  • Nếu khi cắm trại, trời mưa bất chợt, hãy di chuyển lên những chỗ cao hơn tránh lũ. 
  • Tuyệt đối giữ sạch không gian và môi trường mà bạn đi qua.
  • Sau khi dùng lửa, nhớ dập tắt hoàn toàn bằng nước hay đất đá, tránh lửa cháy lớn.

3. Trang bị kinh nghiệm, kỹ năng đi cắm trại

3.1. Kỹ năng di chuyển

Khi đi cắm trại theo nhóm, bạn phải giữ cự ly gần khi di chuyển, tránh tách đi riêng. Nhóm càng giữ cự ly tốt, càng đông người đi cùng nhau thì khả năng sinh tồn cao hơn so với nhóm lẻ ít người hoặc đi cá nhân.

Kinh nghiệm xử lý tình huống khi không may bị lạc thì cần làm gì?

Hãy nhớ nguyên tắc đầu tiên: phải giữ vững tâm lý và bình tĩnh. Sau đó, hãy ngồi xuống, suy xét, quan sát xung quanh và chuẩn bị dụng cụ sinh tồn.

Xác định nơi ẩn nấp an toàn cho bản thân. Bạn có thể tự tạo cho mình chỗ nghỉ từ thân cây và các loại lá. Điều này không chỉ vì an toàn khỏi thú dữ, nó còn giúp bạn giữ ấm, tránh nắng mưa cho đến khi tìm được lối ra.

kinh nghiệm cắm trại
Khi bị lạc, bình tĩnh xử lý và vận dụng các kĩ năng sinh tồn. (Ảnh: Freepik)

Bạn nên leo lên các vị trí cao hơn để xác đinh phương hướng, tìm nhà dân, ống khói hay các dấu hiệu sống khác hoặc tìm ánh lửa ban đêm. Đánh dấu nơi đã đi qua để chắc chắn bản thân không bị đi lòng vòng.

Tìm nguồn nước sạch, thực phẩm an toàn trong rừng. Có nước sẽ giúp bạn cầm cự thêm nhiều ngày cho đến khi được tìm thấy. 

Cuối cùng, đốt lửa tạo sự chú ý. Gom các cành cây tạo khóm lửa. Khi các cột khói bốc lên sẽ tạo chú ý với người khác, giúp làm tăng khả năng người khác tìm thấy bạn.

3.2. Kỹ năng nhóm lửa

Bạn nên tận dụng bật lửa, đá đánh lửa, pin điện thoại hay kính lúp có thể tạo ra lửa trong thời gian ngắn.

Chú ý sử dụng các hòn đá to chặn giới hạn xung quanh tạo bếp lửa có thể đun nấu. Điều này còn giúp đảm bảo an toàn không để lửa lan ra xung quanh, gây cháy lớn.

4. Kinh nghiệm cắm trại

4.1. Kinh nghiệm chọn địa điểm

Địa điểm thích hợp cho việc cắm trại là các khoảng đất trống, bằng phẳng. Chúng giúp bạn có nơi lý tưởng để đặt lưng nghỉ ngơi, đồng thời tránh bị đổ lều trại trong trường hợp gió lớn. 

Bạn cần tránh các khoảng đất dốc ở trên các ngọn núi cao. Và không nên cắm trên đá, tránh gần bụi rậm vì dễ có côn trùng.

4.2. Kinh nghiệm vệ sinh khu đất

Các mẩu củi hay cành cây khô dưới mặt đất sẽ khiến bạn khó chịu nếu ngồi hay nằm. Vậy nên hãy dọn dẹp sạch sẽ nơi mình sẽ cắm trại để chúng ta có cảm giác thoải mái nhất.

4.3. Kinh nghiệm chọn thời gian cắm trại

Khoảng thời gian sau 16h, trong rừng sẽ tối rất nhanh. Vì vậy, hãy hoàn thành việc cắm trại của mình trước lúc này để có ánh sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tranh thủ tìm thêm các cành củi dùng nhóm lửa suốt đêm dài.

Với những kinh nghiệm cắm trại trên đây, chúc bạn có một chuyến cắm trại an toàn và nhiều niềm vui!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *