Hội chứng say độ cao xảy ra khá phổ biến với các trekker trong các hành trình khám phá, chinh phục những đỉnh núi cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin bổ ích để bạn biết được nên làm gì khi bị say độ cao. Hãy cùng mình theo dõi để chuẩn bị tốt các kỹ năng giúp cho chuyến đi được trọn vẹn nhé!
1. Say độ cao là gì?
Khi đến những nơi có độ cao trên 2000m so với mực nước biển, bất kể đang đi bộ hay leo núi, bạn có thể gặp phải hội chứng say độ cao khi vừa đặt chân đến nơi đây. Bệnh xảy ra ở mức độ nhẹ hơn khi bạn ở độ cao từ 2000 đến 2500m.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là bởi khi ở trên cao, khối lượng khí quyển giảm kéo theo áp suất khí quyển cũng giảm. Các thành phần trong không khí cũng giảm theo khiến cho lượng oxi cần cung cấp cho bạn không đủ. Khả năng thích nghi độ cao của bạn lại bị hạn chế. Ngay lúc đó, cơ thể sẽ phản ứng lại với việc thiếu oxi do không khí bị loãng, gây ra hội chứng say độ cao.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết
2. Các trường hợp say độ cao
Thông thường, có 3 trường hợp với triệu chứng say độ cao như sau:
Say núi cấp tính(AMS): là trường hợp nhẹ và phổ biến nhất với các triệu chứng:
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Hôn mê
- Chóng mặt
- Ăn không ngon
- Khó ngủ
Phù não do độ cao (HACE): là trường hợp các mô não bị sưng phồng do tràn dịch thể. Biểu hiện ban đầu của nó như cơn say núi cấp tính. Sau đó, bắt đầu xuất hiện các hiện tượng như:
- Lú lẫn
- Đứng không vững
- Không thể giữ thăng bằng trên một chân
- Không thể đi thành một đường thẳng khi dùng cả gót và đầu ngón chân
Phù phổi do độ cao (HAPE): là trường hợp dịch tích tụ trong mô và phế nang của phổi, có thể xảy ra sau chứng say núi cấp tính hoặc phù não do độ cao. Ban đầu, bạn sẽ thấy khó thở và ho khan. Khi dịch dần tích tụ trong phổi sẽ xuất hiện triệu chứng:
- Ngày càng khó thở
- Mệt mỏi bất thường
- Ho ra đờm, thậm chí có máu
- Môi tái nhợt
3. Làm gì khi bị say độ cao?
Vậy, khi nhận thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng trên, bạn phải làm gì khi bị say độ cao? Đó chính là bình tĩnh xác định lại xem mình đang mắc phải hội chứng nào để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Đối với say núi cấp tính, bạn có thể tự chữa lành bởi nó không quá nguy hiểm. Bạn nên đi xuống độ cao thấp hơi, nơi mà trước đó, cơ thể bạn không xuất hiện triệu chứng bệnh. Sau đó, nghỉ ngơi cho đến khi khỏe hơn và có thể thích nghi với độ cao lớn hơn.
- Khi xuất hiện triệu chứng phù não, phù phổi do độ cao, bạn cần đưa bệnh nhân xuống nơi có độ cao thấp ngay lập tức. Bạn hãy tìm cách liên lạc với trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp.
4. Phòng chống chứng say độ cao
Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng phòng chống say độ cao như sau:
4.1. Tăng độ cao từ từ
Khi chuẩn bị lên những nơi cao hơn, bạn hãy tiến lên từ từ và lưu ý:
- Tuyệt đối không nên leo một mạch đến độ cao quá 2700m trong một ngày
- Không ngủ ở nơi cao hơn từ 300 – 600m so với nơi đã ngủ vào đêm trước
- Nên nghỉ ngơi sau khi lên cao thêm 3000m để cơ thể tập thích nghi với độ cao và thời tiết
4.2. Nghỉ ngơi
Bạn nên ngủ, nghỉ đủ để đảm bảo sức khỏe tốt trước khi bắt đầu leo lên độ cao cao hơn. Để thích nghi với độ cao mới, bạn có thể dành thời gian nghỉ hoặc khám phá xung quanh.
4.3. Dùng thuốc
Trước khi bắt đầu hành trình, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn ngừa say độ cao. Nếu không bị dị ứng, bác sĩ có thể cho bạn uống Acetazolamide giúp lợi tiểu, tăng chu trình trao đổi khí. Nhờ đó, tăng cường sự trao đổi oxy trong cơ thể của bạn.
4.4. Uống nhiều nước
Lượng nước trong cơ thể sẽ giúp bạn thích nghi với độ cao mới tốt hơn. Vì vậy, hãy uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày trước khi khởi hành. Tuyệt đối không nên uống thức uống có cồn từ 48 tiếng trước khi trekking bởi nó sẽ khiến bạn mất nước, nhịp thở chậm.
Xem thêm: Tất tần tật thông tin cần biết về dụng cụ lọc nước
4.5. Chế độ ăn uống hợp lý
Các loại đồ ăn chứa nhiều Carbohydrate như pasta, hoa quả, bánh mì, khoai tây,… sẽ tăng độ bão hòa oxy trong máu, cải thiện cân bằng năng lượng. Nhờ đó, cơ thể bạn dễ dàng thích nghi với độ cao mới hơn. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng quá nhiều muối để hạn chế sự mất nước trong cơ thể.
Tham khảo thêm: Những loại bệnh dân phượt thường gặp
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã rút ra được cho mình một số cách phòng chống hội chứng say độ cao. Hãy bổ sung nó ngay vào kho kiến thức của mình để có những chuyến đi thành công và trọn vẹn nhé!
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI