Một trong số những dụng cụ sinh tồn bạn cần mang theo trong chuyến đi trekking chính là dao, rựa đi rừng. Vậy loại dao, rựa này khác gì so với dao, rựa thông thường? Hãy cùng mình tìm hiểu để biết cách chọn dao, rựa, bổ sung vào danh sách các vật dụng trekking cần thiết nhé!
1. Sự quan trọng của dao, rựa đi rừng trong chuyến trekking
Đối với các trekker, dao, rựa đi rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó là công cụ dùng để:
- Chế biến thực phẩm
- Chặt củi
- Tạo bùi nhùi để nhóm lửa
- Làm vũ khí khi bị tấn công
- Phát quang cây cối, tạo lối đi,…
2. Những yếu tố để chọn được dao, rựa đi rừng tốt nhất
Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn nên chú ý các yếu tố sau đây để chọn cho mình dao, rựa đi rừng tốt nhất.
Kích thước
Thông thường, loại dao, rựa sinh tồn có chiều dài từ 12 – 30cm. Loại dao dùng trong dã ngoại, cắm trại có kích thước ngắn hơn. Độ dày dao, rựa trong khoảng 2 – 3mm là hợp lý nhất. Nếu mỏng hơn, dao, rựa sẽ dễ bị hư hỏng khi bạn tác động lực mạnh. Ngược lại, lưỡi dao dày sẽ khiến dao nặng hơn, không thích hợp để bạn mang đi trekking.
Chất liệu
Các loại dao, rựa đi rừng được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau như:
- Thép không gỉ
Loại hợp kim chống gỉ và chống ăn mòn là chất liệu làm dao, rựa thường gặp. Thép không gỉ được cấu tạo từ sắt, Carbon và hàm lượng nhỏ các nguyên tố Lưu huỳnh, Mangan, Silic, Crom, Phốt pho và Molipden. Tùy theo tỉ lệ từng thành phần của các nguyên tố thép có độ bền và khả năng chống ăn mòn, chống gỉ khác nhau. Nhưng nhìn chung, dao, rựa đi rừng làm từ những chất liệu này có khả năng chống gỉ tốt, dễ mài sắc. Tuy nhiên, mức độ mài mòn cao, độ cứng thấp.
- Thép High – Carbon
Thành phần chính của thép High-Carbon là sắt và Carbon. Nhờ đó, các loại dao, rựa làm từ chất liệu này có độ cứng vượt trội. Tuy nhiên khả năng chống gỉ và chống ăn mòn thấp hơn dao, rựa làm từ thép không gỉ. Bạn nên vệ sinh và bảo quản dao, rựa kỹ càng sau khi sử dụng.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết
Các bộ phận
Vỏ dao
Đối với loại dao, rựa thẳng, bạn nên chọn loại có vỏ bọc bên ngoài. Bởi lưỡi dao sắc, nhọn có thể khiến bạn bị thương. Đồng thời, vỏ dao sẽ giúp bảo vệ những vật dụng trekking để chung ngăn balo. Mặc khác, bạn có thể giắt bên thắt lưng để tiện mang theo và sử dụng.
Cán dao
Bạn nên lựa chọn dao, rựa có phần cán cầm chắc tay, không trơn trượt. Các chất liệu thường được sử dụng làm cán dao bao gồm:
Gỗ:
- Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, cầm chắc tay
- Nhược điểm: Dễ hư hỏng khi bị ẩm, ướt
Cao su:
- Ưu điểm: Hạn chế bị hư hỏng do nước, tính thẩm mỹ cao, cầm chắc tay
- Nhược điểm: độ bền kém hơn gỗ
Kim loại: như thép, nhôm, hợp kim
- Ưu điểm: Độ bền cao
- Nhược điểm: Dễ trơn trượt, nặng
Lưỡi dao và mũi dao
Tùy theo mục đích và sở thích, bạn có thể chọn loại dao, rựa đi rừng có lưỡi thẳng, lưỡi cưa hoặc kết hợp cả hai. Một số loại lưỡi dao phổ biến hiện nay bạn nên chọn gồm:
Drop-point:
- Lưỡi dao dày, kiên cố
- Có cạnh sắt trượt về mũi dao nhằm hạn chế trường hợp vô ý đâm vào người khi sử dụng
- Có thể chịu được tác động lực lớn
- Mũi dao sắc, nhọn
Clip-point:
- Lưỡi dao mỏng, sắc
- Phù hợp với việc yêu cầu độ chính xác cao
- Được thiết kế theo hình lưỡi liềm hướng về mũi dao
Tanto:
- Lưỡi dao nhọn, sắc nét
- Lưỡi dao tanto nhỏ phù hợp để làm những công việc tỉ mỉ
- Lưỡi dao tanto lớn thích hợp cho việc chặt, đâm thủng vật liệu cứng,…
Needle-point và spear-point:
- Lưỡi dao có 2 cạnh
- Được thiết kế chuyên dụng để chọc, đâm thủng hoặc dùng trong săn bắn
Sheepsfoot và Santoku
- Lưỡi dao được thiết kế thẳng từ chuôi tới mũi dao
- Phù hợp cho việc chế biến thực phẩm như cắt, thái, chặt,…
- Thích hợp cho các chuyến dã ngoại, cắm trại hơn là đi trekking
Bài viết đã cung cấp cho bạn cách chọn loại dao, rựa đi rừng phù hợp cho những chuyến đi trekking. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chuẩn bị hành trang, phụ kiện trekking cần thiết khám phá, chinh phục những địa điểm mới lạ và đầy thú vị.
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI