Nấu ăn khi đi dã ngoại là một việc không hề dễ dàng. Bạn sẽ gặp rất nhiều thách thức của khí hậu như mưa, gió,… Chính vì thế, bên cạnh bếp dã ngoại, việc chuẩn bị kỹ càng các dụng cụ nấu ăn dã ngoại là điều thật sự cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn vật dụng dã ngoại này như thế nào cho phù hợp. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Lựa chọn chất liệu
Chất liệu là một trong những yếu tố quyết định đến sự hữu ích của dụng cụ nấu ăn dã ngoại. Hiện nay, các chất liệu thông dụng để sản xuất dụng cụ dã ngoại này thường là:
Nhựa
Các hộp đựng thực phẩm làm bằng nhựa sẽ rất nhẹ, rẻ và có khả năng chống mài mòn cao. Bạn sẽ dễ dàng mang nó theo khi đi trekking. Tuy nhiên, bởi nhựa có tính năng chịu nhiệt kém. Nên bạn không nên dùng dụng cụ dã ngoại này để đựng thức ăn nóng.
Gang
Khả năng nấu nướng của dụng cụ nấu ăn dã ngoại bằng gang khá lý tưởng. Nhưng nó lại có nhược điểm là rất nặng. Vì vậy, trước khi quyết định mang theo dụng cụ này, bạn nên cân nhắc về khối lượng hành lý đi trekking của mình.
Thép không gỉ
Chất liệu thép không gỉ rất cứng. Khả năng chống xước, chống mài mòn của nó thường tốt hơn nhôm. Thế nhưng, sở hữu những ưu điểm ấy cũng không khiến chất liệu này được các trekker ưa chuộng. Lý do là bởi nó có trọng lượng nặng và khả năng dẫn nhiệt không đều. Nếu không cẩn thận khi nấu, bạn có thể làm cháy đồ ăn.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết
Nhôm
Với ưu điểm nhẹ, dẫn nhiệt cực tốt, dụng cụ nấu ăn làm từ nhôm được khá nhiều trekker lựa chọn. Tuy nhiên, nó có nhược điểm dễ bị lõm và trầy xước nên sau một vài lần sử dụng. Vì thế, bạn cần phải thay mới chúng. Một cách khác, bạn có thể chọn mua bộ dụng cụ nấu ăn từ nhôm anod cứng. Nó có khả năng chống trầy xước và mài mòn cực tốt. Lựa chọn dụng cụ nấu ăn dã ngoại được làm từ chất liệu này, bạn có thể sử dụng trong một thời gian khá dài.
Titan
Bộ dụng cụ nấu ăn dã ngoại làm từ titan là dụng cụ dã ngoại cực lý tưởng cho các trekker. Nó có trọng lượng siêu nhẹ mà lại rất chắc chắn. Không những thế, khả năng chống mài mòn và dẫn nhiệt của nó cũng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, nó tương đối đắt hơn các chất liệu khác. Vì vậy, khi dùng loại dụng cụ từ chất liệu titan, bạn nên cẩn thận khi đun đồ quá nóng. Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mua theo bộ hay riêng lẻ?
Bộ dụng cụ nấu ăn dã ngoại được gọi là Cookset. Bao gồm:
- Nồi
- Chảo
- Nắp
- Cốc, ly
- Đĩa
- …
Chúng được thiết kế đồng bộ, có thể sắp xếp chồng lên nhau giúp bạn tiết kiệm không gian chứa đựng nó trong hành trang đi trekking. Khi mua theo bộ, bạn sẽ không cần phải mất thời gian suy nghĩ, tìm kiếm các dụng cụ phục vụ việc nấu ăn trong các chuyến đi.
Với các món đồ riêng lẻ, bạn có thể tự lựa chọn dụng cụ nấu ăn cần thiết, chính xác với nhu cầu của mình. Tuy nhiên, nó lại không phải là phương pháp lý tưởng nếu bạn muốn giảm thiểu tối đa trọng lượng hành trang của mình. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi mua dụng cụ nấu ăn riêng lẻ.
Một số tiêu chí khác
Ngoài các tiêu chí trên, theo kinh nghiệm đi trekking của mình, khi chọn mua dụng cụ nấu ăn dã ngoại, bạn còn nên quan tâm đến:
- Kích thước:
Bạn nên áp dụng cách tính như sau: Để nấu ăn cho 1 người, bạn sử dụng nồi có thể tích 475ml. Cách tính này khá hiệu quả. Nó sẽ giúp bạn đo lường tương đối chính xác lượng thức ăn đủ cho một khẩu phần ăn.
- Số lượng nồi:
Dựa vào loại thức ăn bạn sẽ nấu và số lượng người đi cùng để mang theo số lượng nồi phù hợp. Thông thường, một chiếc nồi sẽ đáp ứng đủ nhu cầu nấu đồ đông lạnh cho 2 người. Nếu bạn có ý định nấu bữa ăn thịnh soạn hơn, bạn cần mang theo thêm nhiều loại xoong, nồi khác.
- Đồ dùng đi kèm:
- Vung nồi: Để giảm thời gian nấu nướng và tiết kiệm nhiên liệu, bạn nên chuẩn bị vung nồi. Bạn có thể chọn loại vung được sử dụng như đĩa. Nó sẽ giúp bạn giảm bớt trọng lượng hành trang đi trekking.
- Miếng lót tay: Bạn nên chọn các dụng cụ nấu ăn hầu như đều có kèm miếng lót tay. Khi nhấc nồi, chảo, bạn sẽ không phải lo bị nóng, bỏng tay.
- Spork: Đây là vật dụng dã ngoại khá độc đáo. Nó được làm bằng Titanium rất nhẹ, chỉ từ 17 – 30g. Bạn có thể sử dụng nó như một chiếc thìa hoặc dĩa vô cùng đa năng.
Lời kết
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lựa chọn được dụng cụ nấu ăn dã ngoại cho chuyến đi trekking của mình. Cùng với các vật dụng dã ngoại khác, bộ dụng cụ nấu ăn phù hợp sẽ mang đến cho bạn những chuyến đi trekking thật trọn vẹn hơn.
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI