Gợi ý những cách bảo vệ môi trường khi đi trekking

Bảo vệ môi trường khi đi trekking là ý thức và trách nhiệm của mỗi trekker. Thời gian gần đây, vấn nạn xả rác bừa bãi của nhiều bạn trẻ thích đi du lịch bụi. Đã khiến không ít người cảm thấy lo lắng và bức xúc. Vậy nên giữ gìn cảnh quan thiên nhiên ấy bằng cách nào? Hãy cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Tuyệt đối không xả rác bừa bãi để bảo vệ môi trường khi đi trekking

Rác thải du lịch hay xả rác khi đi trekking đang là vấn đề nhức nhối với nhiều điểm du lịch. Hầu hết rác thải ấy là các túi ni-lông chứa đồ ăn thừa, xiên que, vỏ lon bia, nước ngọt, vỉ nướng đồ ăn, vỏ chai nhựa…. Do những nhóm trekking, cắm trại để lại, nằm ngổn ngang.

Lượng rác thải ở đây cứ tăng theo những lượt dã ngoại, cắm trại. Theo thời gian, chúng sẽ khiến những địa danh du lịch, trekking có nguy cơ trở thành những bãi rác “khổng lồ” và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. 

Mẹo xử lý rác hữu cơ, vô cơ

+ Với rác hữu cơ, có thể thu gom riêng vào vật dụng chứa rác. Để giúp người khác tận dụng làm phân bón.

+ Với rác vô cơ, nên thu gom vào dụng cụ chứa rác. Và đưa đến điểm tập kết để xe chuyên dụng đến vận chuyển, đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung.

+ Với rác tái chế, cần được tách riêng, đựng trong túi nilon hoặc túi vải. Sau đó bán lại cho cơ sở tái chế.

Bảo vệ môi trường khi đi trekking
Trekker cần dọn dẹp rác sau mỗi lần dừng chân (Ảnh: freepik)

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kinh nghiệm đi trekking

2. Mang theo túi ni lông để thuận tiện đựng rác

Trước mỗi chuyến trekking, mọi thành viên trong đoàn, ngoài việc chuẩn bị tư trang hành lý, cũng đừng quên đem theo một túi nhỏ. Hoặc một ngăn riêng bên hông balo để đựng rác khi đi trekking. Trong quá trình di chuyển, hãy cùng dặn cả những người bạn đồng hành đừng xả rác.

Thông tin thêm về các loại rác (3 loại): rác vô cơ, hữu cơ và tái chế.

+ Rác hữu cơ là loại rác dễ phân hủy. Và có thể đưa vào tái chế để đưa vào sử dụng. Ví dụ cho việc chăm bón. Và làm thức ăn cho động vật như các loại hoa quả, thức ăn thừa…

+ Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng, không thể tái chế được. Mà chỉ có thể xử lý bằng cách mang ra các khu chôn lấp rác thải như chai, bình thủy tinh…

+ Rác tái chế là loại rác khó phân hủy. Nhưng có thể đưa vào tái chế như các loại vỏ lon, giấy báo cũ…

Hãy nhớ rằng mang theo túi ni lông đựng rác là không thể thiếu khi trekking.

Nhớ mang theo túi ni lông để đựng rác (Ảnh: freepik)

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

3. Dọn dẹp rác sau mỗi lần dừng chân để bảo vệ môi trường khi đi trekking

Khẩu hiệu mà trekker tâm đắc

Những câu khẩu hiệu mà dân trekker thường dặn dò  và truyền tai nhau trước mỗi chuyến hành trình là “Đừng để lại gì ngoài dấu chân”, “Leo núi không xả rác nhựa”. Đó đều là những khẩu hiệu vô cùng đơn giản và ý nghĩa. Hãy biến khẩu hiệu thành hành động thay vì cứ hô hào. Giữ khu vực cắm trại luôn sạch và thậm chí sạch hơn lúc bạn mới đến là một trong những điều tuyệt vời nhất dành cho những người đến sau.

Bảo vệ môi trường khi đi trekking
Trekker cần dọn dẹp rác sau mỗi lần dừng chân (Ảnh: freepik)

Mỗi cuộc trekking sẽ trọn vẹn hơn nếu chúng ta “dọn dẹp chiến trường” sau mỗi lần dừng chân và để lại như hiện trạng ban đầu. Hãy luôn nhắc nhở bản thân luôn giữ gìn môi trường sạch sẽ như chính cơ thể của bạn.

Người dẫn đoàn hay các thành viên có thể tự nhắc nhở lẫn nhau cùng dọn dẹp rác sau mỗi lần dừng chân. Điều này còn làm tăng tính kết nối, đoàn kết trong nhóm. 

Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?

Những cung đường trekking đẹp hút hồn giới trẻ

Kinh nghiệm đi trekking cho thấy, dưới đây là 7 cung đường trekking miền Bắc khiến bạn bị hút hồn ngay từ cái nhìn đầu tiên:

4. Vấn vệ sinh cá nhân giúp bảo vệ môi trường khi đi trekking

4.1. Vấn đề vệ sinh

Nếu muốn đi đi tiểu tiện, đại tiện ở vùng hẻo lánh khi đang trekking, bạn cần chú ý:

– Không bao giờ đi vệ sinh trực tiếp vào một cái ao, suối hoặc hồ nhỏ. Phải chọn chỗ cách xa nguồn nước ít nhất 60 mét.

– Nếu hạ trại ngay gần 1 con sông lớn, tốt nhất nên đi vệ sinh xuống sông thay vì gốc cây. Nước sông có thể hòa loãng được lượng chất thải, và khu vực cắm trại sẽ không bị ám mùi hôi.

– Sử dụng xẻng cắm trại để đào hồ đi vệ sinh. Thả giấy vệ sinh, lá cây hoặc đá đã dùng vào hố. Sau khi xong, có thể lấp lại, không gây ảnh hưởng xung quanh.

– Một số nơi yêu cầu du khách đi đại tiện trong túi; lúc đó, bạn cần mang theo túi đựng.

– Khăn ướt cũng rất hữu ích nhưng đừng vứt chúng vào hố, hãy bỏ chúng vào túi rác của bạn.

Cần ý thức vấn vệ sinh cá nhân giúp bảo vệ môi trường khi đi trekking (Ảnh: freepik)

4.2. Mẹo nhỏ khi tắm rửa hoặc đi bơi

Nếu đi trekking lâu ngày, bạn sẽ có thể cần tắm rửa hoặc ít nhất là đi bơi. Dưới đây là một vài mẹo giữ nguồn nước luôn sạch sẽ:

– Không bao giờ rửa tay với xà phòng trực tiếp vào hồ hoặc suối. Vì sẽ làm hại tới các sinh vật dưới nước.

– Sử dụng chậu xách tay khi đi cắm trại để xách nước tắm ra cách xa nguồn nước 60 mét.

– Trước khi bơi, rửa sạch kem chống nắng và chống côn trùng trên cơ thể. Để tránh việc các chất hóa học có trong các sản phẩm gây ô nhiễm tới nguồn nước trong tự nhiên. 

– Sau khi tắm, hãy đổ nước bẩn vào đất thay vì đổ vào bụi cây hoặc đá tảng.  

5. Hạn chế mang vật dụng nhựa để bảo vệ môi trường khi đi trekking

5.1. Thực trạng môi trường khi đi trekking

Đôi khi trên đường đi trekking bạn sẽ gặp một chai nhựa để ven đường, một mẩu nilon trong đám lá, áo mưa… Các vật dụng bằng nhựa thường nhẹ, không bị thấm nước, tiện dụng nên được ưa chuộng khi mang theo. 

Rác thải nhựa phải mất hàng trăm năm mới phân hủy. Hơn nữa, việc xử lý rác thải nhựa rất tốn kém, độc hại. Do đó, cách tốt nhất là hạn chế đối ta các vật dụng bằng nhựa. Thay vào đó, có thể mang theo các vật dụng thân thiện với môi trường như bao bì giấy, ly giấy, túi giấy hay dễ phân hủy…

Hạn chế mang vật dụng nhựa để bảo vệ môi trường khi đi trekking (Ảnh: freepik)

Nhiều trekker dùng bình nước cá nhân thay vì dùng chai nhựa, mang theo áo mưa tái sử dụng nhiều lần thay cho loại dùng một lần, hạn chế tối đa các đồ nhựa, túi nilon. Đây là ý tưởng hay, cần được khuyến khích và nhân rộng.

5.2. Một số thương hiệu bình nước cá nhân uy tín, tiện mang đi du lịch

Lock&lock là thương hiệu uy tín xuất xứ Hàn quốc an toàn, giá thành phải chăng, giữ nhiệt nóng lạnh.

Luminarc được sản xuất từ thủy tinh cao cấp, chịu nhiệt, độ bền cao, an toàn cho sức khỏe người dùng.

Komax với chất liệu nhựa cao cấp giá rẻ, inox không rỉ, chất lượng cao với khả năng giữ nhiệt nóng lạnh hiệu quả.

Herevin cung cấp nhiều sản phẩm bình nước chất liệu nhựa cao cấp, an toàn.

Mong rằng với những gợi ý về cách bảo vệ môi trường khi đi trekking sẽ khiến mỗi địa điểm bạn đi qua sẽ sạch hơn, quyến rũ hơn để giữ lại nét đẹp vốn từng có. Hãy là một trekker có trách nhiệm với môi trường tự nhiên, bạn nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *