Hướng dẫn đường đi đến đỉnh núi Tà Chì Nhù

Đỉnh núi Tà Chì Nhù – cái tên nghe có vẻ xa lạ với nhiều người, nhưng lại thân thuộc với dân thích trekking, mạo hiểm. Nhưng mình nghĩ rằng, dù xa lạ hay thân quen, bạn cũng nên thử sức với cung đường trekking đỉnh Tà Chì Nhù này. Bởi vì khi bạn đặt chân đến đây, chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy nuối tiếc. Hãy cùng mình tìm hiểu tại sao dưới bài viết này nhé.

Đỉnh núi Tà Chì Nhù
Một thoáng Tà Chì Nhù
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)

1. Tọa độ của đỉnh núi Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù là tên gọi của một đỉnh núi thuộc khối núi Pú Luông, dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nơi đây còn nổi tiếng với loài hoa chi pâu “không biết” tím lịm, mộng mơ.

Đỉnh Tà Chì Nhù có độ cao khoảng 2.979m, thuộc địa phận huyện Trạm Tấu, Yên Bái. Tà Chì Nhù còn có tên gọi khác là Phu Song Sung theo cách gọi của dân tộc Thái. Hoặc cũng có thể gọi là Chung Chua Nhà theo cách gọi của người Mông.

Địa hình của Tà Chì Nhù khá phức tạp với nhiều dốc cao, một số đoạn gần như dựng đứng. Khí hậu trên đỉnh núi Tà Chì Nhùi vô cùng khắc nghiệt với nhiệt độ thấp và gió mạnh. Chính những điều này đã khiến việc chinh phục Tà Chì Nhù tương đối vất vả và nhiều hiểm nguy.

Nhưng nếu bạn có một ý chí vững vàng cùng tinh thần quyết tâm. Thì dù có bao gian khó cũng chẳng thể cản trở bạn trên cung đường trekking Tà Chì Nhù.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

Đỉnh núi Tà Chì Nhù
Săn mây trên đỉnh Tà Chì Nhù
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)

2. Hướng dẫn đường đi lên đỉnh núi Tà Chì Nhù

Về cơ bản đường leo Tà Chì Nhù gần như chỉ có một đường mòn độc đạo, không có quá nhiều ngã rẽ để khiến bạn có thể lạc. Nhưng để đến được đỉnh núi, bạn phải trải qua nhiều cung đường khác nhau. Và cũng đừng quên, rèn luyện thể lực để có sức khỏe tham gia trekking một cách tốt nhất.

Dưới đây là hướng dẫn đường đi tới Tà Chì Nhù được chia làm 2 chặng di chuyển:

2.1. Chặng 1: Hà Nội/ Hồ Chí Minh – Yên Bái

Đầu tiên, nếu bạn khởi hành từ Hồ Chí Minh, bạn cần đặt chuyến bay hoặc đi xe lửa đường dài để đến được với Hà Nội.

Cuộc hành trình sẽ bắt đầu từ Hà Nội – Yên Bái:

  • Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, từ Hà Nội để tới Trạm Tấu, bạn có thể đi bằng ô tô hoặc xe máy. 
  • Bạn xuất phát theo tuyến đường đại lộ Thăng Long hoặc tuyến đường 32 (Nhổn). 
  • Sau khi bạn lên tới khu vực Sơn Tây, bạn rẽ theo hướng đi cầu Trung Hà và thẳng tiến lên Nghĩa Lộ, đây là khu vực trung tâm của phía Tây tỉnh Yên Bái.

2.2.  Chặng 2: Yên Bái – Mỏ Chì: 

  • Từ Nghĩa Lộ, bạn đi khoảng hơn 30km nữa vào đến Trạm Tấu. Tuyến đường khá nhỏ và nhiều cua dốc, khi đi bạn nhớ chú ý cẩn thận.
  • Sau đó, bạn sẽ tới cầu đầu tiên ngay trước khi vào thị trấn Trạm Tấu, bạn rẽ phải đi theo tuyến đường này. Cứ đi sẽ có biển hướng dẫn đường vào khu Mỏ Chì, đây sẽ là điểm bắt đầu leo.

Bạn sẽ bắt đầu leo từ Mỏ Chì ở độ cao 1.200m. Tiếp sau đó bạn sẽ tới lán nghỉ với độ cao 2.400, quãng đường khoảng 6km. Tại đây bạn dựng lều trại, nghỉ ngơi. Từ lán nghỉ 2.400m lên tới đỉnh Tà Chì Nhù mất khoảng 2,5 – 3km nữa, đoạn đường này sẽ mất 2 đến 3 tiếng tùy theo sức khỏe của từng cá nhân. Nếu được thì bạn nên đi sớm cho mát mẻ, khi lên đến đỉnh, tận hưởng xong thì quay lại lán nghỉ ngơi, dọn dẹp đồ đạc rồi xuống núi. 

Hành trình trên trông có vẻ bằng phẳng và thuận lợi dễ đi. Nhưng khi bạn thử sức mới biết nó gian nan như thế nào. Vì thế theo kinh nghiệm đã từng đi trekking Tà Chì Nhù của mình, bạn nên mua tour trekking giá rẻ, uy tín để đi cùng hướng dẫn viên dày dặn kinh nghiệm.

Tham khảo thêm bài Review trekking Tà Chì Nhù – thiên đường màu tím.

Đỉnh núi Tà Chì Nhù
Hoa Chi Pâu tím lịm trên đỉnh núi Tà Chì Nhù
(Nguồn hình ảnh: sưu tầm Internet)

Tổng kết

Bất cứ hành trình chinh phục nào cũng khó khăn và đầy tính mạo hiểm. Dù là cung đường khó hay là dễ dàng, bạn đều phải chuẩn bị một tinh thần cùng sức khỏe tốt để đi. Nhưng tổng hợp lại, kết quả bạn nhận được sẽ chính là liều thuốc tinh thần cho cuộc sống của bạn, giúp bạn quên đi những lo âu cũng như buồn phiền của cuộc sống. Vì vậy, hãy xách balo lên và chinh phục trước khi bạn còn có thể. 

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ