Trong một chuyến đi trekking, bạn không thể chỉ sử dụng ánh sáng từ đèn flash yếu ớt của điện thoại. Bạn cần có một nguồn sáng mạnh hơn để có thể hoạt động giữa rừng rậm tối mịt. Đèn pin sẽ là dụng cụ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách hữu quả. Tuy nhiên, không phải loại đèn nào cũng phù hợp với tính chất của chuyến đi. Chính vì thế, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để chọn cho mình chiếc đèn lý tưởng nhất cho hành trình khám phá thêm trọn vẹn nhé!
Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết
Phân loại đèn pin
Đầu tiên, hãy tìm hiểu 3 loại đèn pin du lịch sau đây nhé.
Đèn pin cầm tay
Đây là loại đèn phổ biến nhất bởi nó cực kỳ tiện dùng. Đèn có kích thước khá nhỏ, gọn với trọng lượng nhẹ. Bạn sẽ dễ dàng mang theo một chiếc đèn cầm tay cho dù hành trang đi trekking đã đầy ắp. Tuy có kích thước nhỏ, nhưng độ sáng của nó không hề kém cạnh các loại đèn có kích thước lớn. Bạn có thể sử dụng nó cho tất cả các mục đích như tìm đường, tìm đồ vật, tạo tín hiệu,… một cách hiệu quả.
Đèn pin đeo trán
Trong những chuyến thám hiểm hang động, đèn pin đeo trán sẽ là dụng cụ quan trọng mang đến nguồn sáng giúp bạn tìm đường đi. Loại đèn này khá đặc biệt bởi thiết kế của nó có thêm phần quai để đội trên trán. Chính đặc điểm này đem đến sự tiện lợi cho các trekker. Bạn có thể di chuyển trong đêm một cách dễ dàng mà không cần phải dùng tay để giữ đèn. Hoặc kể cả khi bạn phải mang vác thay xách thêm đồ đạc, bạn cũng có thể quan sát đường đi vô cùng thuận tiện.
Có thể bạn cần đọc: Kinh nghiệm chọn mua đèn đeo trán phù hợp
Đèn pin xách tay
So với 2 loại trên, đèn xách tay khá cồng kềnh. Bởi thân đèn thường khá lớn nên được thiết kế thêm phần tay cầm. Tuy có phần nặng nề khi mang đi trekking, nhưng mẫu đèn này lại có công suất chiếu sáng lớn. Bạn có thể quan sát được những vị trí xa và bán kính rộng hơn rất nhiều. Đặc biệt, công suất pin lớn giúp bạn không cần mang theo quá nhiều pin dự phòng.
Lựa chọn đèn pin theo hoạt động dã ngoại
Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, tùy theo hoạt động dã ngoại mà bạn nên lựa chọn đèn với những đặc điểm sao cho phù hợp.
Đi rừng
Với các chuyến đi rừng, bạn nên chọn đèn có tầm chiếu xa khoảng 200m. Khi đó, bạn có thể dễ dàng quan sát phía trước để tìm đường đi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến góc chiếu rộng của đèn. Với bán kính quan sát rộng, bạn sẽ nhìn thấy được các chướng ngại vật trên đường. Ví dụ như các khe, hố trũng hay cành cây đổ chắn ngang đường. Đặc biệt, ánh sáng đèn màu vàng sẽ khiến cho màu của các vật trung thực hơn. Nhờ đó, tầm nhìn của bạn cũng sẽ cải thiện hơn.
Khi chuẩn bị hành trang đi trekking, bạn nên xác định rõ thời gian của chuyến đi. Từ đó, ước lượng thời gian bạn sẽ sử dụng đèn. Căn cứ vào đó để bạn mang theo lượng pin dự phòng đủ dùng. Bạn cần đảm bảo không thiếu hụt nguồn năng lượng cho đèn trong suốt chuyến đi. Để tiện lợi hơn cho quá trình di chuyển, bạn có thể cân nhắc lựa chọn đèn đeo trán. Bạn có thể linh hoạt xử lý các tình huống bởi không cần dùng tay để giữ đèn.
Leo núi
Đối với hoạt động leo núi, một chiếc đèn đội đầu thực sự là một dụng cụ, phụ kiện trekking vô cùng lý tưởng. Bạn có thể dễ dàng dùng tay, chân bám, víu vào vách đá hay dây leo mà không phải bận tâm đến việc phải giữ đèn. Bạn nên chọn đèn có độ chiếu sáng mạnh và rộng. Bởi nếu ánh sáng đèn quá hẹp, nó có thể phản chiếu lại từ các vách đá. Điều này khiến cho mắt bạn bị lóa và ảnh hưởng đến quá trình di chuyển.
Cắm trại
Trong hoạt động cắm trại, bạn cần có nguồn sáng mạnh và chiếu sáng trong bán kính rộng. Chính vì thế, một chiếc đèn xách tay sẽ đáp ứng yêu cầu này khá tốt. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc đến trọng lượng của hàng trang bởi loại đèn cắm trại này tương đối nặng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn đèn đeo trán để tiện lợi hơn khi đóng cọc, dựng lều hay nấu nướng.
Xem thêm: Tất tần tật những thông tin cần biết về đèn pin
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn phân loại và lựa chọn đèn pin phù hợp khi đi trekking. Hy vọng qua đó, bạn có thể chuẩn bị hành trang thật tốt để hoàn thành chuyến đi một cách trọn vẹn bạn nhé!
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI