Trekking cùng thú cưng – người bạn đồng hành thú vị

Nếu bạn là người vừa đam mê du lịch vừa yêu cún, đã bao giờ bạn tự hỏi liệu chú cún có thể cùng đồng hành trong những đi chưa? Trekking cùng thú cưng liệu có những trải nghiệm mới lạ không?

Hãy cùng mình tìm hiểu rõ hơn khi người bạn đồng hành trekking là thú cưng. Và bước chuẩn bị, lưu ý và mẹo du lịch cùng thú cưng nhé.

1. Trekking cùng thú cưng – cần chuẩn bị trước chuyến đi thế nào?

1.1 Đưa thú cưng ghé thăm bác sĩ thú y

Hãy chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ thú y xem thú cưng đã sẵn sàng cho chuyến đi chưa.

Chú cún đủ sức khỏe chưa? Nếu đưa chó con theo, bạn sẽ cần phải đợi cho đến khi hệ xương khớp của chúng được phát triển đầy đủ, thường 1 năm trở lên.

Trekking cùng thú cưng
Bạn nên đưa thú cưng ghé thăm bác sĩ thú y. (Ảnh: Freepik)

Cún đã tiêm phòng vacxin hay phòng dại chưa? Khi rong ruổi bên ngoài, cún rất dễ nhiễm phải các mầm bệnh từ sông suối, ao hồ. Do đó, hãy kể cho bác sĩ nghe về đặc điểm những nơi bạn đến như leo núi cùng thú cưng, cắm trại… sẽ đến để họ đưa ra những lời khuyên và cách phòng ngừa bệnh cho cún.

Hệ miễn dịch của cún đã sẵn sàng chưa? Dựa vào tốc độ phát triển của hệ miễn dịch và lịch tiêm chủng. Các bác sĩ thú ý sẽ tư vấn về độ tuổi và thời điểm mà chú chó đã sẵn sàng cho chuyến đi.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

1.2 Huấn luyện thú cưng trước khi cùng đi trekking

Bạn cần tập nhuần nhuyễn các mệnh lệnh cơ bản để cún làm theo. Sử dụng những câu lệnh ngắn gọn như “Dừng lại”, “Đi”, “Ngồi”, “Quay lại” để chúng hiểu cần làm gì.

Tập thói quen đeo dây xích và đeo balo cho cún. Ban đầu do chưa quen nên chúng sẽ chưa hợp tác. Hãy kiên nhẫn làm quen với thời gian ngắn và sau đó tăng dần lên. Trong lúc tập, bạn nên khích lệ động viên cún.

Trekking cùng thú cưng
Bạn cần tập nhuần nhuyễn các mệnh lệnh cơ bản cho cún. (Ảnh: Freepik)

Trước một chuyến đi dài, hãy cho cún làm quen với những chuyến đi ngắn và tăng dần thời gian. Hãy bắt đầu leo khoảng 1 giờ đồng hồ rồi quan sát thể trạng cún. Nếu vẫn còn sức, hãy tăng thời lượng lên dần cho cún. Mục tiêu của bạn là giúp cún đạt được số giờ hoạt động như đi phượt cùng thú cưng trong chuyến đi. Nhờ đó chú cún sẽ dẻo dai và bền sức hơn.

1.3 Đồ ăn và nước uống

Do phải vận động liên tục khiến cún cần ăn uống nhiều hơn bình thường. Những chú cún lớn có thể cần khoảng 15 đến 30 ml nước mỗi ngày. Còn những chú chó nặng khoảng 9kg sẽ cần 45ml nước mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra thể trạng cụ thể để cho ăn và uống phù hợp. 

Ban đầu cho ăn, nên cho lượng thức ăn thông thường. Sau đó thêm một cốc thức ăn cho mỗi 9kg tổng trọng lượng của chó và túi đeo.

Tham khảo thêm bài viết:Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?

Mẹo hay khi trekking cùng thú cưng:

Nếu bạn cảm thấy khát nước, đói, hoặc thấm mệt. Thì rất có thể chú chó của bạn cũng đang cảm thấy như vậy. Vì vậy, hãy nghỉ giải lao để thư giãn, uống nước, và cùng nhau hít thở khí trời.

1.4 Trang phục cho thú cưng

+ Túi đeo cho chú cún

Việc chọn đúng kích cỡ và giúp cún quen với túi đeo là những bước cần thiết. Một tính năng tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng, đó là quai giữ trên – nó sẽ giúp bạn giữ chú cún ở ngay gần khi đi vào đường mòn hoặc băng qua con suối.

Bạn nên điều chỉnh đai cho vừa khít, không quá chật: cún cũng cần thở thoải mái; nhưng cũng đừng quá rộng khiến dễ tuột và cà vào da cún khiến da bị cào xước. 

Bạn cần trang bị đầy đủ cho thú cưng trước khi lên đường. (Ảnh: Freepik)

Mách nhỏ: Không nên cho cún gì khi đi trekking?

  • Thức ăn quá nóng, lạnh, cay, mặn, ngọt và chất béo: làm hỏng vị giác của cún và ảnh hưởng đường tiêu hóa, thức ăn mặn sẽ khiến chúng bị rụng nhiều lông.Thức ăn quá ngọt hay quá béo sẽ khiến cún béo phì, phá vỡ quá trình tiêu hóa, sẽ khiến chúng bị chảy nước mũi.
  • Không cho ăn các loại thực phẩm tươi sống vì có chứa nhiều giun, sán sẽ khiến chú cún dễ mắc các thể bệnh đường ruột nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong.
  • Các loại mỳ, bánh mỳ, đậu, khoai tây…rất dễ làm cho chúng bị sình bụng, khó tiêu và tái lên men trong đường tiêu hóa.
  • Mỡ và trứng gà sống – dễ khiến cún mắc bệnh tiêu chảy, khó ăn dẫn đến tình trạng suy kiệt và bệnh nặng.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa – dễ khiến cún bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, dị ứng, ngứa ngáy đấy nhé.
  • Caffeine và cồn với lượng nhiều có thể khiến cún tử vong. Nếu có một ít trong khẩu phần ăn sẽ khiến chúng bị tiêu chảy, nôn mửa, khó thở, suy nhược thần kinh, hôn mê.

+ Hộp sơ cứu

Bạn hãy mang theo bộ sơ cứu cho cún và trang bị kiến thức sơ cứu. Đảm bảo mang theo thuốc men được bác sĩ kê trong hộp thuốc. Những đồ bên trong nên là tất len sạch để làm gạc quấn ngoài cố định, thuốc Pedialyte đề phòng cún tiêu chảy…

Trekking cùng thú cưng
Không quên mang theo hộp sơ cứu. (Ảnh: Freepik)

Các trang bị cần thiết khác

Bạn nên mang theo miếng đệm hoặc chăn, túi ngủ lông vũ là đủ làm chỗ nằm thoải mái cho cún. Trước khi đi, hãy thử dựng lều ngoài trời vài lần để xem loại ổ nằm nào cún thích nhất.

Hộp đựng nước đựng nước sạch cho cún uống. Bạn nên chọn đĩa nhẹ, gập được cũng rất hữu dụng. 

Ủng cho cún bảo vệ chân khỏi đá sắc, gai nhọn và trơn trượt. Dù vậy, cún rất bị tuột. Nếu cẩn thận, bạn có thể mang theo ủng dự phòng. Bạn nên cho cún dần làm quen với ủng trước.

Một chiếc khăn lau tốt để lau sạch chân và móng trước khi để cún vào lều ngủ cùng là điều cần thiết. Hãy mang thêm khăn để lau khô nếu cún nhảy xuống ao, suối hoặc dính mưa. 

Móng của cún có thể cào rách vải lều nên hãy dùng dụng cụ cắt móng gọn gàng. 

Đèn tín hiệu rất cần thiết để định vị cún, nhất là khi trời tối.

Chó rất khó tỏa nhiệt, vì thế hãy dùng vòng cổ làm mát giúp tỏa nhiệt, sẽ rất có ích khi thời tiết nóng nực.

Tham khảo thêm bài viết: Gợi ý 3 bài tập thể lực trekking hiệu quả

Chú ý an toàn trong chuyến trekking cùng thú cưng

Không để cún uống nước đọng, nước ao hồ, sông suối vì có nhiều vi sinh vật gây hại.

Hãy xích cún lại bất cứ lúc nào bạn nghi ngờ có động vật hoang dã hay côn trùng, rắn rết gần đó.

Nếu nghi ngờ thực vật có độc hoặc bị hỏng, đừng để cún lại gần. Hãy cảnh giác với cây tầm ma, cây sồi độc, cây thường xuân hoặc cây muối vì chúng có thể gây hại cho người và cún. 

Trekking cùng thú cưng
Để mắt đến cún khi đi trekking. (Ảnh: Freepik)

2. Những lưu ý quan trọng khác khi trekking cùng thú cưng

Cún không thể nói chuyện với bạn, nhưng thông qua quan sát hành vi, thể trạng, bạn có thể “giao tiếp” được với cún.

Quá sức

Quan sát nhịp thở và nhịp tim của cún để điều chỉnh trong quãng thời gian dừng chân nghỉ. Nếu chân cún đi cà nhắc là dấu hiệu cần nghỉ ngơi. 

Sốc nhiệt

Cún chỉ có thể thè lưỡi để tỏa nhiệt. Vậy nên cún cần nghỉ ngơi và uống nước thường xuyên và được tháo bỏ vòng cổ làm mát nếu cún cứ cố nằm nghỉ trong bóng mát. 

An toàn dưới nước

Nếu cún không thể bơi, hãy mang theo áo phao cho cún. Khi băng qua suối, tốt nhất bạn nên nhấc và bế cún lên. Khi nhiệt độ thấp, lông ướt có thể khiến cún bị lạnh. Ngay cả khi nếu thời tiết ấm áp, bạn vẫn cần phải lau thật khô lông cho cún trước khi ngủ.

Bạn đã hoàn toàn yên tâm khi trekking cùng thú cưng trong chuyến đi của mình với những kiến thức trên. Hy vọng với chia sẻ của mình, chuyến đi cùng thú cưng của bạn sẽ là những trải nghiệm trekking khó quên.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ