Những thông tin cần biết về khăn rằn

Bên cạnh khăn đa năng, khăn rằn trở thành người bạn theo chân bao trekker trên những cung đường đẹp nhất của Tổ Quốc ta. Không những có công dụng chống nắng, chống bụi, giữ ấm cho cơ thể, khăn còn là phụ kiện tạo nên phong cách đầy bụi bặm của một trekker thứ thiệt. Tuy rất quen thuộc, nhưng ít ai biết rằng, vật dụng trekking này mang một lịch sử vô cùng ý nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ kể lại tường tận câu chuyện đằng sau chiếc khăn này. Đồng thời, hướng dẫn bạn cách chọn cho mình loại khăn phù hợp nhất với chuyến đi của mình nhé!

1. Lịch sử của khăn rằn

Vào thế kỷ XVII, người Khmer ở nước ta chủ yếu theo đạo Hindu. Họ thờ 3 vị thần, trong đó có một vị thần mang tên Vishnu. Để tỏ lòng tôn kính với thần, người Khmer tạo ra chiếc khăn có tên, Krama (khăn rằn). Họ tin rằng, nếu mang khăn bên mình, thần Vishnu sẽ luôn ở bên cạnh, giúp đỡ và mang đến những điều may mắn.

Trải qua một thời gian dài, chiếc khăn trở thành vật không thể thiếu của người dân lao động. Họ quấn khăn quanh đầu hay quàng lên cổ để thấm mồ hôi. Dần dà, nó được xem như biểu tượng của người Khmer. Ngày nay, khăn còn là vật dụng trekking không thể thiếu, là người bạn đường của những trekker trên hành trình chinh phục những cung cung đường đầy thử thách.

Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?

2. Các loại khăn rằn

Mỗi loại cũng có những đặc điểm riêng phù hợp với từng hoạt động trekking khác nhau. Vì thế, hãy tham khảo ngay các mẫu khăn dưới đây để kết hợp với trang phục trekking thật hiệu quả bạn nhé!

2.1. Khăn rằn ri Nam Bộ

Từ sợi tổng hợp, khăn được làm ra khá công phu. Đầu tiên, người ta đem chất liệu này ngâm với hồ, sau đó phơi khô rồi mới mang đi dệt. Bạn nên giặt qua một lần trước khi sử dụng để khăn trở nên mềm mịn và thấm hút mồ hôi tốt hơn. Đồng thời, khăn cũng mang đến cho bạn sự thoáng mát tuyệt đối. Chính vì vậy, khăn Nam Bộ trở thành vật dụng trekking nhận được sự yêu thích của đa số các trekker.

Bên cạnh đó, với trọng lượng nhẹ, chỉ 90g/cái, khăn mang đến sự tiện lợi cho bạn khi mang theo bên mình trong quá trình đi trekking. Dù có nhiều công dụng nhưng giá của nó chỉ từ 20.000 đồng/cái. Khăn có các kích cỡ đa dạng như 120x60cm, 150x65cm hay 170x85cm. Bạn có thể tùy ý chọn cho mình chiếc khăn phù hợp và thoải mái nhất dành cho bản thân.

Khăn rằn ri Nam Bộ (Hình ảnh: Internet)

2.2. Khăn rằn Campuchia

Xuất hiện từ hơn 300 năm trước ở thế kỷ 17, loại khăn này gắn liền với trang phục truyền thống của người Campuchia. Với kiểu dáng và màu sắc đa dạng, khăn được các trekker sử dụng khá phổ biến. Nhờ được dệt từ sợi poly hoặc cotton nên loại khăn này có độ bền cao, chất vải mềm mịn. Viền khăn luôn có phần tua rua đặc trưng. Với những đặc tính ưu việt, khăn lại có giá thành tương đối rẻ. Một chiếc khăn có kích thước 120x40cm chỉ có giá 30.000 đồng. Khăn 170x60cm có giá cao hơn, nhưng không đáng kể, chỉ 60.000 đồng. Đây sẽ là vật dụng trekking lý tưởng mang đến sự thoải mái, thoáng mát và phần nào hạn chế sự ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.

Đừng bỏ lỡ: Tổng hợp kinh nghiệm đi trekking

2.3. Khăn Chà và của người Chăm

Khăn Chà và có nguồn gốc từ người Chà gốc Ấn Độ, An Giang và Châu Đốc. Trước kia, nó thường được dùng trong các hoạt động sinh hoạt. Sau này, khăn trở thành người bạn không thể thiếu của các trekker.

Khăn Chà và được dệt hoàn toàn bằng thủ công. Họa tiết trên khăn chủ yếu là khối caro cạnh khuyết. Với kích thước 120x40cm, khăn phù hợp để làm khăn tắm cho các trekker. Tuy lúc đầu sử dụng sẽ gây cho bạn cảm giác thô ráp, nhưng sau một thời gian, khăn sẽ trở nên mềm mại hơn. Bên cạnh đó, khả năng thấm hút mồ hôi của khăn cũng được cải thiện.

khăn rằn
Khăn Chà và của người Chăm (Hình ảnh: Internet)

Có thể bạn cần đọc: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

2.4. Khăn Thái Lan

Khăn Thái Lan được dệt nên vô cùng bắt mắt và ấn tượng dù chỉ có họa tiết caro cách điệu. Bên cạnh đó, khăn có kích thước lên đến 160x160cm. Chính vì thế, tuy loại khăn này khi giặt sẽ lâu khô hơn khăn Nam Bộ và có giá đắt hơn, nhưng lại được các trekker sử dụng tương đối nhiều. Không những thế, khăn còn có màu sắc rất đa dạng. Nhờ đó, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm mua vật dụng trekking này. 

Tour trekking – đạp xe – chèo kayak Nam Cát Tiên

2.5. Khăn Ả Rập

Với các họa tiết, hoa văn khá độc đáo, khăn Ả Rập chắc chắn sẽ là điểm nhấn cho bộ trang phục của các trekker. Ngoài ra, khăn còn mang đến nhiều công dụng khác. Bạn có thể sử dụng nó để quấn đầu che nắng, làm phụ kiện,… Đặc biệt, khăn tương đối dày sẽ là vật dụng giúp bạn giữ ấm hiệu quả trên cung đường trekking.

3. Cách sử dụng khăn rằn

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn có thể dụng khăn bằng nhiều cách. Ví dụ như:

  • Quấn quanh đầu làm mũ/nón
  • Làm khăn thấm mồ hôi
  • Làm khẩu trang chống bụi bẩn
  • Làm khăn quàng cổ để che chắn ánh nắng mặt trời hoặc giữ ấm phần cổ
  • Làm phụ kiện cho trang phục đi trekking trở nên độc đáo, ấn tượng hơn

Với những thông tin bổ ích trên, hi vọng bạn đã phần nào hiểu thêm về chiếc khăn rằn – người bạn quen thuộc của các trekker. Hãy chọn cho mình một chiếc khăn phù hợp cho hành trang đi trekking của mình trở nên thật hoàn hảo bạn nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *