Nét đẹp văn hóa Ba Na ở đại ngàn Gia Lai

Ai đã từng trekking thác Hang Én hẳn đã bắt gặp hình ảnh những người dân Ba Na với một nền văn hóa rất riêng. Theo thời gian, dù bản sắc dân tộc thiểu số đã dần mai một thì văn hóa Ba Na vẫn cố gắng gìn giữ và lưu truyền cho đến bây giờ. 

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống là niềm tự hào trong văn hóa Ba Na. Những họa tiết được dệt nên từ sự khéo léo, tỉ mỉ và đầy tinh tế của người phụ nữ Ba Na. Chúng thường là hình ảnh cây cối, hoa lá, con vật. Ít ai biết rằng,kỹ thuật dệt của người phụ nữ là tiêu chí chọn vợ của đàn ông Ba Na. Những người phụ nữ càng khéo léo sẽ càng được nhiều người chọn làm vợ.

Văn hóa Ba Na
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Ảnh: Internet

Không chỉ dệt trang phục, người Ba Na còn dệt được cả các phụ kiện trang sức độc đáo. Bao gồm bông tai, vòng tay, vòng cổ. Các phụ kiện khác như móc khóa, khăn quàng,… cũng được dệt nên thật kỳ công. Những phụ kiện này được dân làng bày bán rất nhiều. Có cơ hội trekking thác Hang Én, bạn đừng quên ghé thăm ngôi làng của người Ba Na để mua chúng về làm quà. Những món đồ tuy đơn giản nhưng chứa đựng sự tinh túy của nền văn hóa Ba Na.

Âm nhạc cồng chiêng

Cồng chiêng còn được gọi là ching, riêng người Ba Na lại gọi bằng cái tên là ching chêng. Trong mọi lễ hội của đồng bào Ba Na đều có sự xuất hiện của cồng chiêng. Họ xem cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ thông thường mà còn là linh khí. Đó là phương tiện của người Ba Na khi giao tiếp với thần linh. Đồng thời, tiếng cồng chiêng còn là công cụ truyền thông tin giữa các buôn làng một cách nhanh chóng nhất. Vào mùa lễ hội, tiếng cồng chiêng vang đến cả thác hang Én. Nếu có cơ hội được đến ngôi làng của người Ba Na rồi được thưởng thức âm nhạc cồng chiêng, bạn sẽ cảm nhận được không khí của núi rừng rất linh thiêng.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

Văn hóa Ba Na
Âm nhạc cồng chiêng của người Ba Na mãi vang xa. Ảnh: Internet

Lễ hội cầu an, cầu mùa

Trong văn hóa Ba Na, lễ hội cầu an, cầu mùa (Puh hơ drih) được xem là dịp lễ rất quan trọng. Lễ hội mang ý nghĩa cầu mong buôn làng được khỏe mạnh, ấm no, xua đuổi những xui xẻo, bệnh tật. Đồng thời cảm tạ thần linh đã che chở, phù hộ cho một mùa màng bội thu. Thông thường, lễ sẽ được tổ chức sau khi lúa đã thu hoạch xong. Để tổ chức lễ hội, dân làng phải dọn dẹp sạch sẽ, sửa sang và trang trí nhà Rông. Những lễ vật cúng thần được chuẩn bị thật chu đáo và đầy đủ. Thông thường, lễ vật cúng có thể là heo, bò, dê, gà,… Lễ hội cầu an, cầu mùa được chia làm 2 phần là lễ và hội.

Lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na
Lễ hội cầu an. Ảnh: Interenet

Phần lễ, già làng sẽ là người đứng đầu và chủ trì buổi lễ. Tiếng cồng chiêng vang khắp khu rừng khiến cho buổi lễ càng thêm trang nghiêm. Sau đó đến phần hội, bạn sẽ được mặc thử trang phục cổ truyền của người Ba Na. Dưới mái nhà Rông, mọi người cùng nhau nhảy múa trong tiếng cồng chiêng. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn sẽ còn được uống thử rượu cần và thưởng thức ẩm thực cổ truyền của người Ba Na.

Lời kết

Với nền văn hóa Ba Na đặc sắc, các trekker thường không bỏ lỡ ngôi làng này mỗi khi đi trekking thác hang Én. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng cho một chuyến đi khám phá nét văn hóa độc đáo của dân tộc hay chưa?

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *