Độc đáo lễ hội Đâm đuống của dân tộc Mường

Du lịch Pù Luông vào dịp lễ hội Đâm đuống, bạn sẽ phải ấn tượng bởi sự độc đáo trong văn hóa của dân tộc Mường. Hãy cùng mình tìm hiểu về lễ hội kỳ lạ này xem nó có gì ấn tượng nhé!

Thời gian tổ chức

Đâm đuống là lễ hội lâu đời của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình và Thanh Sơn (Phú Thọ). Lễ hội thường được tổ chức đúng vào dịp Tết nguyên đán. Đâm đuống là một hình thức giã gạo trong lễ hội mang tính nghệ thuật. Cối giã có hình thuyền độc mộc dài từ 2 đến 3 sải tay làm từ gỗ. Chày giã có phần thân giữa thon, dài như đòn gánh. Theo tiếng Mường, đâm đuống còn được gọi bằng cái tên “chàm đuống”. Chàm có nghĩa là đâm từ trên xuống. Đuống là tên của máng gỗ dùng để giã lúa. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, du lịch Pù Luông và ghé thăm bản Mường vào dịp Tết, lễ cưới hay lễ dựng nhà, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội Đâm đuống này.

Lễ hội đâm đuống được dịp Tết Nguyên đán
Lễ hội đâm đuống được dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Internet

Nghi thức của lễ hội Đâm đuống

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, phải tận mắt chứng kiến, bạn mới cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của lễ hội Đâm đuống. Khi tiếng cồng chiêng vang lên, cô gái người Mường bưng mâm lễ đi trước. Lễ vật bao gồm 1 con gà luộc, xôi, rượu,… Theo sau là thầy mo và đoàn nhạc lễ gồm cò ke, ống sáo, chiêng, trống,… Thầy mo sẽ là người cúng lạy và khấn vái trời phật, thần linh. Ông đại diện cho dân làng cầu mong sức khỏe, mùa vụ tốt tươi.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết 

Sau khi thực hiện xong nghi lễ, các nhạc cụ truyền thống vang lên to hơn. Nghi thức đâm đuống bắt đầu với 6 người phụ nữ trong trang phục truyền thống. Giữa sân, họ bắt đầu thực hiện động tác đâm đuống một cách nhịp nhàng theo điệu trống, chiêng. Tiếng chày giã cùng các nhạc cụ truyền thống sẽ tạo thành một bản nhạc thật vui tươi, rộn ràng và khỏe khoắn.

Nghi thức của lễ hội.
Nghi thức của lễ hội. Ảnh: Internet

Ý nghĩa

Lễ hội Đâm đuống là sự giao hòa giữa dân tộc Mường với thế giới tâm linh. Đây là dịp dân làng cầu mong một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa, mùa vụ bội thu. Thông qua hình thức giã gạo có tính nghệ thuật và tổ chức, người dân Mường như muốn thể hiện sự biết ơn đối với trời đất, thần linh, tổ tiên. Đã luôn phù hộ cho dân làng. Hình thành từ công việc giã gạo của người phụ nữ, lễ hội dần trở thành một tục lệ cổ truyền của người Mường. Họ quan niệm rằng tiếng đuống càng vang xa và rộn ràng bao nhiêu. Công việc làm ăn sẽ càng thuận buồm xuôi gió và gặp nhiều may mắn.

Ý nghĩa của lễ hội đâm đuống
Ý nghĩa của lễ hội . Ảnh: Internet

Để biết thêm về ý nghĩa và các nghi lễ trong lễ hội Đâm đuống, bạn nên ghé thăm bản Mường khi đi du lịch Pù Luông. Được tham dự lễ hội, bạn sẽ càng hiểu thêm về những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Mường nói riêng và dân tộc thiểu số của nước ra nói chung.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ