Cơ Tu là một trong những dân tộc thiểu số sống tại vùng núi các tỉnh miền Trung nước ta. Đây cũng là một trong số ít những dân tộc còn bảo lưu các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống. Đặc sắc nhất là lễ hội lúa mới của người Cơ Tu ở làng Aur. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nét độc đáo của lễ hội này nhé!
1. Vài nét về lễ hội lúa mới
Lễ hội lúa mới là lễ hội cực kỳ quan trọng mang yếu tố tâm linh của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Nếu bạn có dịp đi trekking vào thời gian này thì đừng quên trải nghiệm nó cùng với người dân tại đây.
Lễ hội lúa mới được tổ chức vào mùa xuân. Đây là truyền thống lâu đời nhất của người Cơ Tu ở làng Aur, Tây Giang, Quảng Nam. Lễ hội lúa mới mang ý nghĩa tạ ơn thần linh đã giúp đỡ, ban cho dân làng một mùa màng bội thu. Đồng thời, cầu mong cho mưa thuận gió hòa và người dân được khỏe mạnh, ấm no. Đây cũng là dịp để dân làng tề tựu cho nghi lễ cúng tế và chia sẻ niềm vui sau một mùa vụ.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết
2. Có gì đặc sắc trong lễ hội lúa mới của người Cơ Tu?
Trekking làng Aur vào đúng mùa lễ hội lúa mới, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy và cảm nhận những nét đặc sắc trong văn hóa người Cơ Tu. Lễ hội được diễn ra như sau:
Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị lễ hội được thực hiện bởi tất cả mọi người dân trong làng Aur. Các hoa văn, họa tiết được trang trí bên trong nhà Gươl. Bên ngoài, những tấm dồ, tấm tút được diện hai bên lối đi. Những dụng cụ canh tác, sản xuất được đưa vào trong nhà Gươl để thực hiện nghi lễ “báo cáo” với thần linh. Phụ nữ trong làng chuẩn bị trang phục truyền thống để lên rẫy vào sớm mai. Bên cạnh đó, ai ai cũng mặc những trang phục đẹp nhất đến tham dự lễ hội. Chúng được dệt từ chính bàn tay của những người dân tộc Cơ Tu.
Lễ vật hiến tế thần linh là một con trâu to béo nhất làng. Cột nêu dùng để buộc trâu được trang trí hoa văn bằng 3 màu chủ đạo: đen, trắng, đỏ. Những hình ảnh trang trí mang tính thẩm mỹ cao. Đồng thời, chứng tỏ nghệ thuật điêu khắc độc đáo và lâu đời của người Cơ Tu.
Nghi lễ cầu an
Trong nghi lễ cầu an, già làng là người đứng lên đọc bài khấn thần linh. Sau khi tiếng cồng chiêng vang lên, dân làng cùng nhau múa điệu Tung tung – Ya yá. Đây là điệu múa kết hợp giữa nam và nữ. Những người đàn ông múa điệu Tung tung với vũ khí trên tay để thể hiện một tinh thần thượng võ. Phụ nữ nhẹ nhàng hơn trong trong điệu Ya yá. Họ đưa tay ngang vai, cẳng tay gập lại, vuông góc lên phía trên, bàn tay xòe ra như hình ảnh chống đỡ cả bầu trời. Nó như thể hiện tinh thần đấu tranh sinh tồn, ý chí lao động bền bỉ của người dân. Đoàn múa dẫn đầu bởi các già làng, người thổi tù và, đánh cồng chiêng, đánh trống.
Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, nếu bạn đến làng Aur vào đúng dịp này, bạn mới có thể cảm nhận được hết sự trang trọng và hoành tráng của lễ hội lúa mới.
Tiệc mừng
Sau khi thực hiện nghi lễ cầu an là tiệc mừng của những người dân trong làng. Phần thịt trâu được chia đều cho cả làng cùng rượu cần, xôi nếp, thịt lợn, trái cây,… Những món ăn truyền thống đặc sắc của người Cơ Tu cũng được thết đãi trong lễ hội. Chúng bao gồm rượu Ta Val, bánh cuốt kèm cơm lam, bánh đót, bánh sừng trâu,… Mọi người cùng quây quần ăn uống, múa hát trong không khí đầy rộn ràng, vui tươi của lễ hội lúa mới. Tất cả tạo nên một khung cảnh thật hoành tráng giữa đại ngàn.
Thử một lần trekking làng Aur, bạn sẽ được khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của người Cơ Tu. Đồng thời, sẽ được tham gia vào lễ hội lúa mới, cùng dân làng nhảy điệu Tung tung – Ya yá và thưởng thức những đặc sản của nơi đây. Qua đó, bạn sẽ có được những trải nghiệm quý báu về truyền thống lâu đời và đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI