Dựng lều gió to, không lo khó khăn

Lều du lịch, dã ngoại đóng vai trò quan trọng cho mỗi chuyến đi. Đó là chỗ trú chân, tránh nắng, tránh mưa dù ở bất cứ đâu. Nói cách khác, lều là căn nhà di động, bảo vệ và giữ ấm cho bạn trong suốt thời gian cắm trại. Thế nhưng để dựng lều đúng cách, an toàn thì không đơn giản vì lều có rất nhiều loại, với nhiều đặc tính, cấu tạo và chất liệu khác nhau. Bài viết sau sẽ giúp bạn cách dựng lều trong điều kiện thời tiết gió to.

1. Một số loại lều trại phổ biến

1.1. Lều chữ A

Cách dựng lều trại phổ biến là lều chữ A. Thông thường, loại lều chữ A này không bao kín, tạo không gian rộng rãi sinh hoạt. Do đó, trong các buổi picnic, cắm trại ngắn ngày, mọi người thường chọn dựng lều chữ A.

Bạn cần nắm rõ kỹ thuật cắm trại khi trời gió to. (Ảnh: Freepik)

1.2. Lều hình vuông

Loại lều này phù hợp với các hoạt động tập thể đông người. Lều hình vuông thường thấy trong các cuộc vui chơi, các cuộc thi trang trí trại vào dịp hè của địa phương hay trường học.

Do kích thước khá lớn cùng và cách lắp đặt kì công, nên loại lều trại này ưu tiên vào các dịp sinh hoạt ngoại khóa, nhiều người cùng tham gia dựng.

Tham khảo thêm bài viết: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?

1.3. Lều bánh ú

Hình dáng chiếc lều giống như chiếc bánh ú. Dạng lều cắm trại được nhiều bạn ưa thích cho các chuyến đi cắm trại trong rừng. Lều bánh ú (lều mái vòm) thường kín đáo, đảm bảo an toàn nếu đi qua đêm. 

Ngoài ra, cách dựng lều này so với 2 loại trại trên giản nhất, có thể thực hiện chỉ với 1 người duy nhất.

2. Dựng lều như thế nào khi gió to?

2.1. Xác định địa điểm dựng lều trại

Địa điểm dựng trại lý tưởng nhất là trên khoảng đất có bề mặt cỏ mịn. Những địa điểm như vậy sẽ làm cho bạn thoải mái hơn trong lúc nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể dựng trại ở những bãi đất trống, bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho lều trại.

dựng lều
Địa điểm dựng trại lý tưởng nhất là trên bề mặt cỏ mịn. (Ảnh: Freepik)

Khi chọn địa điểm dựng lều, hãy xác định rõ hướng gió thổi. Đặt mặt hẹp nhất của lều trại (thường là chân lều) theo hướng gió để lều không bị cuốn bay khi gặp gió. Bạn cũng có thể tận dụng những nơi khuất gió có sẵn trong tự nhiên như cây hay tảng đá để chắn gió.

Kinh nghiệm đi dã ngoại của mình là không bao giờ chọn các nơi có địa hình hiểm trở như đỉnh thác, sườn núi dốc, nguy cơ đá lở để cắm trại.

2.2. Dùng đồ có trọng lượng nặng để làm điểm neo khi dựng lều

Những trang bị có trọng lượng nặng hơn có thể tận dụng để làm neo lều. Bạn có thể bỏ vào trong lều để lều đủ nặng, gia cố sự chắc chắn để không bị gió thổi bay lều trại.

dựng lều
Gia cố lều bằng những vật có trọng lượng nặng. (Ảnh: Freepik)

2.3. Nối xương lều đầu tiên

Trước khi bỏ lều và tấm phủ lều ra khỏi bao đựng, hãy lắp xương lều trước. Khi lều gặp gió, lều có thể sẽ bị thổi bay, nên bạn cần phải có xương lều để chế ngự và tạo khung cho lều. Khi đã có khung sườn chắc chắn thì dựng lều sẽ dễ dàng hơn.

2.4. Đóng cọc lều ở mặt lều hướng ra gió

Khi đã có hai chiếc cọc lều, dỡ thân lều ra trước. Nắm lấy phía lều hướng gió và để cho gió thổi phần thân lều ra xa. Sau đó, ưu tiên đóng cọc lều trước cho mặt này.

2.5. Lắp xương lều vào thân lều

Hãy đặt xương lều lên trên lều để giữ lều trước. Bạn nên bắt đầu lắp xương lều từ phía lều vừa mới đóng cọc. Sau đó đóng cọc mặt bên kia và tiếp tục lắp xương lều.

2.6. Buộc tấm phủ lều khi dựng

Khi lấy tấm phủ lều ra, hãy giữ chặt phía tấm phủ lều hứng gió, cho gió thổi để nâng tấm phủ lên trên lều. Nếu bạn thực hiện một mình, đây là công đoạn khó khăn nhất khi phải chạy đi chạy lại để buộc các điểm trên tấm phủ  vào xương lều.

2.7. Chằng lều chắc chắn khi dựng

Bạn có thể chằng lều bằng dây thừng buộc vào cây cối, tảng đá xung quanh hoặc đóng cọc nối với lều. Điều này rất quan trọng, giúp lều vững chãi hơn, chống lại sức mạnh của gió. Nếu lắp ráp lỏng, lều sẽ dễ hư hại do bị gió quật mạnh.

dựng lều
Chằng chống lều chắc chắn. (Ảnh: Freepik)

3. Gợi ý một số địa điểm cắm trại tuyệt đẹp ở Đà Lạt

  • Đồi Thiên Phúc Đức: cách trung tâm thành phố khoảng 10km với khung cảnh hoang sơ và tầm nhìn thoáng đãng. Bao quanh khu đồi là rừng thông, bãi cỏ cùng với đó là view nhà lồng kính bên dưới. Với nhiều điều hấp dẫn như vậy nên cắm trại ở đây là vô cùng lý tưởng.
  • Đồi Đa Phú: nằm ở khu ngoại ô thành phố sở hữu sự yên bình và nên thơ. Một trong những điều thu hút du khách là vì cảnh mây mù sáng sớm ấn tượng. Dậy sớm khoảng tầm 5h sáng du khách có thể ngắm biển mây bao la, rộng lớn. 
  • Khu du lịch thung lũng Vàng: được bao quanh bởi rừng thông rộng lớn. Không khí mát mẻ và trong lành, rừng thông hoang sơ, vô cùng lý tưởng để dựng lều trại. Bạn có thể tha hồ vui chơi cùng bạn bè, cắm trại qua đêm.
  • Núi Lang Biang: được nhiều du khách Việt Nam và nước ngoài chọn cắm trại. Với đặc thù cao, view đẹp, cắm trại ở đây cho người ta cảm giác được chinh phục, được thử thách và được cảm nhận nhiều hơn.
  • Hồ Tuyền Lâm: Với vẻ đẹp trữ tình,  được nhiều công ty du lịch chọn để tổ chức các tour cắm trại dã ngoại. Du khách được cắm trại ở rừng thông bên hồ. Ban ngày vui chơi, đêm xuống hát hò, lửa trại… 

4. Lưu ý thêm khi dựng lều cắm trại

4.1. Theo dõi kỹ thời tiết trước khi đi

Dù cắm trại ở rừng hay trên núi, bạn cần theo dõi kĩ thời tiết. Nếu tình hình thời tiết cực đoan, có mưa gió to thì nên thay đổi kế hoạch cho lần tới. 

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

4.2. Dọn dẹp vệ sinh nơi cắm trại

Trước khi cắm trại, bạn cần dọn sạch các mẫu cây, đá vụn hay rác trên bề mặt đất. Đồng thời, hãy nhớ vệ sinh toàn bộ khu vực bạn cắm trại, trả lại không gian như hiện trạng ban đầu.

Tất cả rác thải như chai lọ, bao bì, vỏ trái cây… đều cho vào túi đựng rác và vứt đúng nơi quy định.

Trả lại hiện trạng thiên nhiên ban đầu. (Ảnh: Freepik)

4.3. Chuẩn bị sức khỏe tốt

Để có thể tham gia chuyến cắm trại, bạn cần rèn luyện thể lực. Các chuyến đi đòi hỏi sự di chuyển nhiều với địa hình và thời tiết khác nhau nên cần sức khỏe tốt. Bạn cũng nên mang thuốc theo nếu cảm thấy không khỏe và thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể.

Mong rằng với những chia sẻ về việc dựng lều, bạn đã tự tin dựng “ngôi nhà di động” vững chãi trước gió để tận hưởng chuyến đi trọn vẹn nhất. 

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ