Khi du lịch đi bộ đường dài hoặc leo núi dễ khiến bàn chân phồng rộp. Khi bạn đi giày dép quá chật cộng với chất liệu quá cứng và di chuyển liên tục thì phồng rộp chân là khó tránh khỏi. Dù không quá nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây khó chịu, đau nhức, ảnh hưởng ít nhiều tới chuyến đi của bạn.
Để hạn chế tối đa tình trạng này, hãy áp dụng những kinh nghiệm sau để bảo vệ đôi chân trước mỗi chuyến đi bạn nhé.
1. Phồng rộp chân là gì?
Rộp chân là hiện tượng thường gặp với những người mới đi bộ đường dài. Với những người tham gia lâu năm cũng có thể bị tình trạng này. Vết rộp thường sưng, màu đỏ, đôi khi xuất hiện cả những bọc nước gây đau rát.
2. Những nguyên nhân gây ra phồng rộp khi đi bộ đường dài
Vết phồng rộp thường xuất hiện do chân cọ xát liên tục trong giày. Ngoài ra, hơi nóng, ẩm ướt và bụi bẩn bên ngoài cũng khiến bàn chân sưng lên.
Nguyên nhân chính thường là do chọn không đúng giày, không đúng cỡ giày cũng như chọn sai tất mang. Những điều kiện này gây ra sự cọ sát liên tục giữa chân, tất và giày. Đồng thời, bàn chân phải hoạt động liên tục và không được thư giãn trong thời gian dài cũng sẽ gây phồng rộp.
Tham khảo thêm bài viết: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?
3. Cách phòng tránh phồng rộp khi đi bộ đường dài
3.1 Chọn đúng giày, đúng size
Kinh nghiệm đi bộ của mình là đôi giày đóng vai trò quyết định ảnh hưởng tới “sức khỏe” bàn chân. Chọn đúng giày, size không chỉ để hạn chế phồng rộp mà còn bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ tiềm ẩn do địa hình như trầy xước, bầm tím, vẹo cổ chân… hay các chấn thương khác.
Để hạn chế phồng rộp, bạn cần chọn giày có size lớn hơn size của giày thể thao một chút. Ngoài tạo cảm giác vận động thoải mái, các ngón chân của bạn không bị bó kín, giảm cọ xát. Một đôi giày rộng, thoải mái sẽ làm giảm ma sát, hạn chế phồng rộp tối đa.
Khi chọn giày trekking, du lịch, dã ngoại… hãy kiểm tra kỹ lưỡng từ size, chất liệu, độ thoáng, hút ẩm…và nên đi thử nhiều lần, nếu cảm thấy thoải mái mới quyết định mua.
Top 5 giày đi bộ đường dài tốt nhất
- Giày đi bộ đường dài Adidas Terrex Swift R2 GTX: không chỉ đẹp mắt mà còn được đánh giá cao về khả năng chống thấm vượt trội, độ bền cao và sự thoải mái.
- Thoải mái và siêu nhẹ, đây chính là nhận xét về đôi giày đi bộ đường dài Merrell Moab 2 GTX. Được thiết kế đẹp mắt, độ êm ái tuyệt vời, mang đến cảm giác thoải mái cho đôi chân xuyên suốt hành trình và đảm bảo sự khô ráo, ngăn mùi hôi khó chịu.
- Giày đi bộ đường dài Salomon X Reveal GTX: cực kỳ bền chắc với kiểu dáng năng động, khỏe khoắn và phù hợp với mọi nhu cầu. Kết cấu ổn định, độ bám tốt trên mọi bề mặt và tạo sự ổn định cho đôi chân người mang.
- Giày đi bộ đường dài Adidas Terrex AX3 GTX; với kiểu dáng hiện đại cùng tính năng hỗ trợ chân cực kỳ tốt, Giày có form dáng cứng cáp, trọng lượng nhẹ và khả năng chống thấm tốt.
- Giày đi bộ đường dài Adidas Terrex AX3: được thiết kế bằng lớp vải siêu bền, có độ thoáng khí tốt, tạo sự thoải mái cho đôi chân khi di chuyển liên tục trên mọi cung đường.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kinh nghiệm đi trekking
3.2 Chọn tất phù hợp
Tất được chọn phải có cổ tất cao hơn cổ giày để ngăn sự tiếp xúc trực tiếp giữa giày và phần da chân.
Để hạn chế phồng rộp, bạn nên chọn loại tất có chất liệu đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Độ dày đảm bảo và êm chân, mềm mại để hạn chế cọ sát trực tiếp giữa bàn chân và da.
– Khả năng thấm hút và thoát mồ hôi tốt để hạn chế ẩm ướt
– Thành phần kháng khuẩn để hạn chế mùi và ngăn vi khuẩn phát triển
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm miếng lót chân bằng silicon chẳng hạn để hạn chế ma sát ở những vị trí đặc biệt như gót giày…
3.3 Dưỡng ẩm da bàn chân
Da khô sẽ khiến ma sát lớn hơn, do đó bạn có thể dùng các loại kem phù hợp vào trực tiếp vào các phần dễ bị rộp. Điều này giúp duy trì độ ẩm và tăng cường hàng rào bảo vệ da.
3.4 Băng những vùng dễ bị rộp trước khi đi bộ đường dài
Bạn có thể sử dụng băng dán quanh các ngón chân hoặc vùng có nguy cơ bị rộp. Đây là cách đơn giản mà ai cũng tự làm được. Bạn có thể sử dụng các loại miếng dán y tế hay băng dán y tế.
4. Phải làm sao khi đi bộ đường dài bị phồng rộp chân?
Việc xử lý để vết phồng rộp trong thời gian ngắn là điều không thể. Bạn chỉ có thể giúp cải thiện tình trạng vết phồng, đồng thời hạn chế vết phồng lan ra và tránh nhiễm trùng. Bạn có thể tham khảo một vài cách sau:
Băng vết phồng
Dùng gạc mềm, băng keo cá nhân để băng vết phòng. Đừng siết quá chặt sẽ khiến bạn khó chịu hơn. Nếu vết phồng gây đau rát, bạn có thể cắt một lỗ tròn trên gạc như hình chiếc bánh donut. Hoặc có thể sử dụng mút êm và khoét lỗ to hơn vết phồng. Sau đó đắp xung quanh vết phồng để tránh chèn ép trực tiếp vào chỗ phồng.
Sử dụng thuốc bôi
Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem vaseline. Thuốc mỡ kháng sinh giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tại vết phồng rộp. Bôi thuốc mỡ vào vết phồng theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng. Bạn có thể bôi trước khi mang tất và giày.
Lưu ý là bạn cần vệ sinh vết phồng và tay trước khi bôi thuốc. Và sau khi bôi thuốc nên băng vết phồng lại để tránh bụi bẩn bám lên.
Tham khảo thêm bài viết: Gợi ý 3 bài tập thể lực trekking hiệu quả
Dùng phấn hoặc kem để giảm ma sát
Nếu càng cọ xát nhiều giữa bàn chân và giày thì dễ gây ra phồng rộp. Để giảm ma sát, bạn có thể mua loại phấn chuyên dùng cho bàn chân. Rắc phấn vào tất trước khi đi giày để giảm ma sát khi di chuyển. Tất nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tối đa.
Mong rằng với những chia sẻ về việc bị phồng chân khi du lịch đi bộ đường dài đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Cùng áp dụng những cách phòng tránh và chữa trị để bàn chân của bạn thoải mái khi chinh phục những chặng đường phía trước.
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI