Khi đi trekking, trong túi sơ cứu cần có gì?

Một trong những hành trang không thể thiếu khi đi trekking là túi sơ cứu. Việc chuẩn bị cho mình những đồ dùng y tế sẽ giúp bạn xử lý kịp thời khi bất ngờ gặp phải chấn thương. Vậy trong túi sơ cứu cần có những gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn.

1. Túi sơ cứu là gì?

Túi sơ cứu chứa những đồ dùng y tế cơ bản cho gia đình, lớp học, các chuyến trekking, du lịch,… Nó được dùng khi bị đứt tay, trầy xước nhẹ. Ngoài ra, các dụng cụ y tế trong túi có thể sát trùng vết thương trước khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế.

túi sơ cứu

2. Dụng cụ cần có trong túi sơ cứu

Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, túi sơ cứu cần chứa những loại sau:

2.1. Các loại thuốc đặc trị

Bạn nên mang theo các loại thuốc đặc trị dưới đây khi đi trekking để phòng trường hợp cảm thấy khó chịu trong người:

  • Thuốc giảm đau, ngứa do côn trùng: Việc trekking đường rừng, núi rất dễ khiến bạn gặp phải côn trùng, muỗi hay vắt tấn công. Các loại thuốc này sẽ giúp bạn giảm ngứa, tránh viêm nhiễm vết thương hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol, Ibuprofen: Đây đều là thuốc được sử dụng phổ biến mà không cần kê đơn. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, bạn dễ cảm lạnh, sốt. Các loại thuốc này sẽ nhanh chóng giúp bạn giảm đau, hạ sốt cực hữu hiệu.
  • Thuốc trị tiêu chảy, táo bón, men tiêu hóa: Trong quá trình đi trekking, bạn có thể gặp hạn chế về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón.
  • Thuốc đặc trị riêng: Nếu có vấn đề về sức khỏe, bạn nên mang theo thuốc kê đơn riêng của bác sĩ để phòng trường hợp cần thiết sử dụng.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

2.2. Vật dụng băng bó vết thương

Trên cung đường trekking có rất nhiều thử thách. Chỉ cần một chút lơ là, bạn có thể gặp một vài vết thương nhỏ như trầy, xước,… Vì vậy, bạn nên chuẩn bị đồ sơ cứu cơ bản để băng bó, sát trùng vết thương. Một số vật dụng băng bó nên có bao gồm:

  • Băng cá nhân
  • Dung dịch sát trùng như cồn 700, nước muối sinh lý, thuốc đỏ,…
  • Băng, gạc
  • Nhíp (sát trùng trước khi sử dụng): Được sử dụng để loại bỏ những mảnh vụn bị găm vào da.

2.3. Thuốc phòng ngừa

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên chuẩn bị thêm một ít thuốc phòng ngừa như:

  • Thuốc chống say xe
  • Thuốc nhỏ mắt
  • Kem chống nắng
  • Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc dùng trong trường hợp dị ứng do côn trùng đốt hoặc dị ứng thức ăn nhẹ. Nó giúp bạn ứng phó tạm thời trước khi được đưa đến chữa trị tại cơ sở y tế.
  • Kem chống muỗi, côn trùng.

Tham khảo thêm: Mang gì khi đi trekking hang động

2.4. Dụng cụ y tế khác

Ngoài ra, bạn cần mang theo một số dụng cụ y tế cần thiết khác như:

  • Nhiệt kế: Bạn nên theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường. Nhờ đó, bạn có thể phòng tránh hay chữa trị bệnh sớm hơn.
  • Túi chườm nóng, lạnh, thuốc xoa bóp: Sau một quãng đường dài hoạt động, cơ thể bạn sẽ rất mệt. Vì thế, trong thời gian nghỉ ngơi, bạn có thể dùng túi chườm hoặc thuốc xoa bóp làm dịu đi những cơn đau hay thư giãn gân cốt.
  • Kéo, băng dính, găng tay y tế: Đây là những dụng cụ hỗ trợ xử lý vết thương, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Trước mỗi chuyến trekking, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng y tế trên cho túi sơ cứu. Nhờ đó, bạn mới có thể chủ động xử lý khi xảy ra sự cố bất ngờ. Chúc bạn thỏa sức chinh phục những địa điểm trekking thú vị mà vẫn luôn đảm bảo sức khỏe.

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ