Trạm Tấu là một huyện miền núi của Yên Bái nhưng nơi đây chắc chắn rất nổi tiếng trong cộng đồng các bạn thích xê dịch bởi cung đường vừa hiểm trở vừa đẹp. Còn đối với những bạn yêu thích trekking thì Trạm Tấu là một trong những điểm hấp dẫn với 2 cung đường leo núi Tà Chì Nhù và Tà Xùa. Kết hợp giữa phong cảnh đẹp một cách trữ tình cùng những mảng mây trắng bồng bềnh, Tà Chì Nhù là một điểm đến rất đáng để đi. Chỉ có điều, con đường để chinh phục đỉnh núi này không hề đơn giản bởi vì cung đường leo núi dài khoảng 12km với toàn bộ đều là dốc .
Hãy cùng mình khám phá Tà Chì Nhù đầy “gai góc” và thử thách qua bài viết bên dưới nhé.
1. Vài nét về ngọn núi Tà Chì Nhù
Tà Chì Nhù, còn được gọi với cái tên là Phu Song Sung. Đây là theo cách gọi của người dân tộc Thái. Còn Chung Chua Nhà là người dân tộc Mông gọi.
Tà Chì Nhù là đỉnh núi nằm trong 10 ngọn núi cao nhất của Việt Nam, đứng ở vị trí thứ 7 với độ cao 2.979 m .
Tà Chì Nhù thuộc địa bàn huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Xét về độ khó của cung đường trekking, Tà Chì Nhù được xếp hạng khó bởi đường đi nhiều dốc cao, sỏi đá và ít bóng cây.
Địa hình của ngọn núi khá phức tạp, một số đoạn gần như dựng đứng. Khí hậu trên núi lại vô cùng khắc nghiệt với những cơn gió mạnh khiến. Những điều này đã khiến cho việc chinh phục Tà Chì Nhù trở nên vất vả và nhiều hiểm nguy.
Vì vậy để thực hiện trekking Tà Chì Nhù, bạn cần chuẩn bị rất nhiều thứ từ sức khỏe đến tinh thần. Và đặc biệt nhất chính là một ý chí muốn chạm đỉnh núi cao đầy mây kia.
2. Cách di chuyển đến Tà Chì Nhù
Để đến được với đỉnh Tà Chì Nhù, bạn sẽ trải qua một chặng đường khá dài. Nhưng bạn hãy yên chí rằng, cảnh đẹp chính là kết quả mà bạn sẽ mong muốn.
Chặng 1: Từ Hà Nội đi tới Trạm Tấu:
- Xuất phát theo tuyến đường đại lộ Thăng Long. Hoặc là tuyến đường 32 (Nhổn) và đi về hướng Sơn Tây. Bạn sẽ rẽ theo hướng đi cầu Trung Hà và tiếp tục thẳng tiến lên Nghĩa Lộ.
- Đây chính là khu vực trung tâm của phía Tây tỉnh Yên Bái.
- Từ Nghĩa Lộ, bạn đi khoảng hơn 30km nữa là đến được với Trạm Tấu. Khu vực này có nhiều dốc cua và đường khá nhỏ, bạn nên lưu ý cẩn thận khi đi.
Chặng 2: Từ Trạm Tấu tới Tà Chì Nhù:
- Tiếp đó, bạn sẽ tới cây cầu đầu tiên ngay trước khi vào thị trấn Trạm Tấu. Tại đây, bạn rẽ phải đi theo tuyến đường này.
- Cứ đi cho đến khi gặp được biển hướng dẫn đường vào khu Mỏ Chì. Vị trí này chính là nơi sẽ bắt đầu leo.
- Từ Mỏ Chì đi theo hướng đường mòn gần cạnh, tiến đến điểm leo 1.200.
- Bạn sẽ vượt qua hai con dốc. Băng qua đỉnh núi Chung Dê Hô hay còn gọi là đỉnh Đá Mài, rồi đi ngang qua khu rừng nguyên sinh.
- Sau đó sẽ đi đến khu rừng trúc lùn dày đặc.
- Bạn sẽ phải qua đoạn đường dốc thẳng đứng mà dân bản địa thường gọi là dốc 3 cây nữa là đến độ cao 1.800m.
- Cuối cùng, bạn đi thêm một đoạn dài nữa sẽ đến lán nghỉ 2.400m
- Từ lán nghỉ lên đến đỉnh sẽ mất tầm 3km.
Theo kinh nghiệm đi trekking của mình thì bạn nên đi sớm một chút. Bởi lẽ không khí lúc này sẽ vô cùng mát mẻ và cảnh quan thì vô cùng lung linh như tranh vẽ.
3. Sự hòa quyện của mây và núi trên đỉnh Tà Chì Nhù
Nằm ở trong vùng khí hậu của miền Bắc nên Tà Chì Nhù cũng mang hình thái thời tiết tương tự.
Theo kinh nghiệm đi trekking Tà Chì Nhù của mình, nếu bạn muốn thấy mây và núi, kèm theo đó là hoa đỗ quyên khi thực hiện trekking thì bạn nên đi vào giữa mùa xuân, khoảng 2 tháng đầu năm. Lúc này, khung cảnh trước mắt của bạn là một bức tranh thiên nhiên vô cùng lãng mạn. Mở mắt ra là đỉnh núi cao ngất ngưởng. Nhắm mắt lại bạn như chạm vào được biển mây. Chạm tay một chút bạn nắm được cả nhành hoa.
Video trekking Tà Chì Nhù (Nguồn: Trekking-Camping biên soạn & sưu tầm)
Tổng kết lại tất cả, leo núi trekking Tà Chì Nhù là một sự khó khăn, gian nan. Nhưng kết quả bạn nhận được là một bức tranh phong cảnh bạn sẽ không bao giờ quên được. Vì vậy, tại sao bạn không chuẩn bị ngay hành trang và cất bước chinh phục con đường Tà Chì Nhù đầy mây hòa lẫn với núi.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI