Phân loại các lều ngủ dã ngoại

Không giống như các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, hình thức trekking buộc bạn phải tự mình chuẩn bị tất cả những vật dụng sinh hoạt cần thiết. Trong đó có cả lều ngủ dã ngoại.  Để sử dụng lều một cách thoải mái nhất, bạn cũng nên biết cách lựa chọn nó sao cho phù hợp với chuyến đi trekking của mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của các loại lều cắm trại. Hãy cùng mình tham khảo ngay nhé!

Loại lều ngủ theo mùa

– Lều 3 mùa

Đây là loại lều cắm trại cực kỳ được ưa chuộng. Bởi nó thích hợp với thời tiết cả 3 mùa xuân, hạ, thu. Lều có thiết kế gọn, nhẹ. Phần cửa lưới thoáng khí giúp chống côn trùng hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại không thể ngăn hoàn toàn bụi hay cát vào bên trong. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, nếu gặp trời mưa, bạn chỉ cần dùng một tấm phủ lều bên trên để ngăn nước chảy vào bên trong. Nếu mưa quá lớn, loại dụng cụ trekking này khó có thể chống chịu được.

 – Lều 3 mùa mở rộng

Lều 3 mùa mở rộng rất phù hợp cho chuyến đi trekking vào đầu xuân, mùa hè hoặc cuối thu. Cấu tạo của nó gồm 1 đến 2 xương lều và có ít cửa lưới hơn. Đặc biệt, lều có khả năng thông gió và chắc chắn hơn so với lều 3 mùa. Đây sẽ là bạn đồng hành đáng tin cậy khi đi trekking đến nơi có địa hình cao và có nhiều thử thách.

lều ngủ dã ngoại
Lều 3 mùa mở rộng. Ảnh: Internet

– Lều 4 mùa

Dụng cụ trekking này có khả năng chống chọi ngay cả khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Dù mưa lớn, gió to hay có tuyết, bạn đều có thể sử dụng lều 4 mùa. Nó được trang bị nhiều xương và có sợi vải nặng hơn so với loại lều 3 mùa. Nhờ có thiết kế mái vòm, nước mưa hay tuyết đều không thể đọng lại phía trên lều. Tuy thiết kế của lều 4 mùa khiến nhiệt độ bên trong cao, nhưng đó lại là nơi trú ẩn cực kỳ an toàn khi trời chuyển lạnh đột ngột vào ban đêm hoặc sáng sớm.

Loại lều ngủ tối giản

– Lều không sàn

Đây là loại lều ngủ dã ngoại đơn giản có tác dụng chống mưa tốt. Bạn có thể cố định nó lên cây hoặc gậy leo núi là có thể sử dụng được. Lều không sàn thích hợp cho chuyến đi khám phá những vùng núi nhiều tuyết.

  • Ưu: đơn giản, gọn, nhẹ.
  • Nhược: có thể bị tấn công bởi côn trùng, không thích hợp với điều kiện thời tiết có gió lạnh.
Lều không sàn. Ảnh: Internet

– Lều túi Bivy

Lều túi Bivy tương tự như túi 1 lớp nhưng có thiết kế nhỏ hơn. Loại dụng cụ này phù hợp với mọi chuyến đi trekking rừng, núi.

  • Ưu: 
  • Gọn, nhẹ, tiết kiệm diện tích.
  • Thoáng khí.
  • Có khả năng chống thấm nước tốt.
  • Nhược: không gian nhỏ, có thể bị côn trùng quấy rầy khi dùng lều ngủ dã ngoại không có lưới ngăn.

Tham khảo: Túi ngủ và những lưu ý khi chọn túi ngủ

– Lều một lớp

Loại lều trekking này chỉ có 1 lớp vải duy nhất, không có phần lưới. Phía trên được che bằng 1 tấm vải nhỏ. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn không nên dùng lều một lớp để trekking đến vùng có mưa nhiều hay quá nắng nóng.

  • Ưu: đơn giản, nhẹ, dễ gấp gọn.
  • Nhược: gây cảm giác bí bách, nước mưa có thể tạt vào lều và không thể chống chọi được mưa lớn.
lều ngủ dã ngoại
Lều 1 lớp đơn giản, gọn nhẹ. Ảnh: Internet

– Lều siêu nhẹ

Lều siêu nhẹ cấu tạo từ sợi vải siêu nhẹ và có phần mỏng manh. Khi sử dụng dụng cụ trekking này, bạn sẽ phải vô cùng cẩn thận. Chính vì thế, nó là sự lựa chọn cùng đồng hành trên các hành trình khám phá của quá nhiều trekker .

  • Ưu: gọn, nhẹ, chiếm ít diện tích trong balo.
  • Nhược: Tương đối mỏng, yếu so với lều 3 mùa.

Lời kết

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã tìm ra được lều ngủ dã ngoại phù hợp cho chuyến đi trekking của mình rồi đúng không nào? Chúc bạn có một chuyến đi thật thành công và trọn vẹn nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ