Cung đường trekking Tây Bắc gắn với những dãy núi trùng trùng điệp điệp, những thửa ruộng bậc thang trải khắp quả đồi,… Không chỉ thế, Tây Bắc còn nổi tiếng bởi những lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn của đồng bào dân tộc sinh sống nơi đây. Những lễ hội đặc sắc bao gồm lễ cầu an, lễ hội hoa ban, lễ cầu mưa, lễ mừng cơm mới,… Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được những ý nghĩa thiêng liêng của các lễ hội vùng Tây Bắc nhé!
Lễ hội cầu an
Lễ hội cầu an là văn hóa tín ngưỡng quan trọng của người Mường. Nó được diễn ra vào cuối tháng giêng đến đầu tháng 2 Âm lịch. Lễ hội nhằm mục đích tưởng nhớ công ơn của các vị thần đã khai sinh ra bản Mường. Đồng thời, cầu mong sự ấm no, hạnh phúc cho người dân trong bản. Vật tế lễ gồm 1 hoặc 4 con trâu được chia thành 3 mâm. Mỗi mâm đảm bảo phải có đầy đủ thịt trâu, rượu và gạo. Phần lễ được diễn ra từ sáng đến tận chiều tối. Tiếp sau sẽ là phần hoạt động văn nghệ. Bạn sẽ được thưởng thức những màn trình diễn hát đối giữa trai gái trong làng. Từng tiếng hát rộn ràng, vang vọng cả núi rừng Tây Bắc.
Lễ hội hoa ban
Lễ hội hoa ban là một trong những lễ hội vùng Tây Bắc được các trekker mong chờ. Lễ hội được tổ chức bởi người Thái vào ngày 5 tháng 2 Âm lịch hằng năm. Lễ hội hoa ban là dịp người Thái thỉnh bái vị thần “Then” tối cao. Và “nàng Ban” – nữ thần đại diện cho sự trinh trắng và tình yêu thủy chung. Đồng thời, họ cũng thỉnh bái ma mường, ma núi, ma trời, ma sông,…
Phần lễ được già làng tiến hành trong không khí đầy trang nghiêm. Bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng của trời đất giữa đại ngàn rộng lớn. Trái ngược với phần lễ, phần hội diễn ra cực kỳ sôi nổi. Bạn sẽ được trải nghiệm các trò chơi thú vị của người Thái như kéo co, ném còn, đi cà kheo,… Trong tiếng khèn, trống, pí, bạn có thể hòa cùng trai, gái trong làng nhảy múa, ca hát giao lưu thỏa thích.
Lễ hội cầu mưa
Nhắc đến lễ hội vùng Tây Bắc, không thể không kể đến lễ hội cầu mưa. Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11 Âm lịch hằng năm. Buổi lễ mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Đồng thời, mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho cả dân làng.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết
Lễ hội cầu mưa bao gồm phần lễ và hội. Ở phần lễ, già làng sẽ thực hiện nghi lễ cúng thần cai quản mưa nắng đã phù hộ cho dân làng một mùa mưa thuận gió hòa. Phần hội sẽ là lúc bạn được thỏa mình tham gia các trò chơi dân gian của người Tây Bắc như ném còn, uống rượu cần,… Ngoài ra, bạn sẽ được thưởng thức giọng hát trong trẻo của những nam thanh, nữ tú trong làng. Tiếng hát trong trẻo vang vọng cả núi rừng Tây Bắc.
Lễ hội cơm mới
Hằng năm, cứ đến tháng 9 Âm lịch, dân tộc Tày tại Bắc Hà lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ hội cơm mới. Đây là một nghi lễ truyền thống quan trọng của người dân nơi đây. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn sẽ phải kinh ngạc bởi sự chu đáo, kỹ lưỡng khi người Tày chuẩn bị đồ cúng lễ. Từ sáng sớm, những người phụ nữ trong làng đã phải dậy thật sớm để làm việc. Từng tiếng giã gạo làm cốm vang lên đều đặn khi mặt trời còn chưa thức giấc.
Đến cuối chiều, buổi lễ mới được bắt đầu với sự chủ trì của thầy mo. Gia chủ sẽ mời họ hàng, làng xóm cùng uống rượu để kết thúc một năm thành công. Đồng thời, chúc nhau một năm mới may mắn, sức khỏe. Trên mâm cỗ, bạn sẽ thấy các món ăn đặc trưng của người Tày. Nào là bánh gio, cơm lam,…, nào là thịt trâu khô,… Những hương vị của núi rừng Tây Bắc mang đến chắc chắn sẽ khiến bạn không bao giờ quên được.
Qua thông tin về những lễ hội vùng Tây Bắc, hẳn bạn đang rất háo hức được tham gia đúng không nào? Vậy thì hãy lên lịch đi trekking Fansipan hay trekking Tả Liên ngay để có cơ hội ghé thăm ngôi làng của các đồng bào miền núi thôi nào!
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI