Hằng năm, vào đầu xuân, các bản làng người H’Mông rộn ràng đón xuân về. Bạn có thể cảm nhận không khí vui tươi đó trên cung đường trekking Tà Xùa. Đặc biệt, các trekker thường bị thu hút bởi các hội xuân của dân tộc H’Mông. Nhất là lễ hội Gầu Tào.
Nguồn gốc của lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào độc đáo luôn được dân làng H’Mông mong chờ mỗi dịp xuân về. Theo các già làng kể lại, từ xưa, các cặp vợ chồng hiếm muộn ở bản Mông muốn sinh được con, người chồng phải lên đồi cầu xin thầy đồi và thần núi phù hộ. Nếu sau một thời gian người chồng về nhà, người vợ bắt đầu mang thai và sinh được đứa con như ý muốn, trong 3 hoặc 5 năm, gia đình sẽ tổ chức lễ Gầu Tào. Tất cả bà con, họ hàng đều được mời đến chia vui và cảm tạ sự giúp đỡ của các vị thần linh. Nguồn gốc của lễ hội Gầu Tào đơn thuần chỉ là việc cầu tự “cầu con”.
Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết
Sau này, nó được tổ chức thường xuyên, trở thành lễ hội chính thức của bản làng. Ý nghĩa của lễ hội cũng dần có sự biến đổi. Dân làng nhân dịp này để cầu sức khỏe, may mắn. Đồng thời, mong cho một mùa vụ mới bội thu, dân làng được có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy có sự thay đổi về ý nghĩa, nhưng lễ hội vẫn mang không khí vui tươi như trước. Bạn sẽ được hòa mình trong sắc xuân miền núi Tây Bắc rộn rã tiếng cười đùa của trẻ em dân bản. Khung cảnh đón xuân của dân bản sẽ khiến bạn cảm thấy thật háo hức, mong chờ.
Thời gian diễn ra lễ hội
Từng bản người H’Mông tổ chức lễ hội vào những ngày khác nhau. Nhưng thông thường, lễ hội Gầu Tào sẽ diễn ra từ ngày mùng 2 đến mùng 4 Âm lịch. Bạn có thể trekking Bạch Mộc Lương Tử vào mùa này để cảm nhận được không khí đón xuân của dân tộc H’Mông. Một số vùng tổ chức lễ vào ngày thìn mỗi đầu năm. Họ quan niệm rằng, thời điểm đó thích hợp cho việc cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Nhờ đó, dân làng sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Các hoạt động thú vị trong lễ hội
Trước lễ hội, cây nêu được dựng lên để thông báo cho dân làng địa điểm tổ chức lễ hội. Vật tế lễ có thể là gà, lợi hay bò. Thông thường, ở năm đầu tiên, chủ nhà sẽ mổ 1 con. Năm thứ 2 mổ 3 con,… Đến năm cuối cùng phải mổ 5 con lợn hoặc 1 con bò.
Phần lễ chính diễn ra dưới sự chứng kiến của người trong gia đình. Gia chủ sẽ gửi lời cảm tạ đến thần linh đã ban cho mình đứa con như ý. Đồng thời, cầu mong may mắn sẽ đến với gia đình và bản làng.
Đến phần hội, bạn sẽ được tham gia nhiều hoạt động thú vị như múa khèn, múa gậy, thi đấu võ, hát giao duyên,… Các thanh niên trong làng thường ra sức biểu diễn khoe tài. Những cô gái nhảy múa uyển chuyển, nhẹ nhàng. Khi màn đêm buông xuống, bạn sẽ được sống trong không khí đầy lãng mạn. Những chàng trai, cô gái thay nhau thổ lộ tâm tình qua tiếng đàn môi, tiếng sáo vang khắp núi đá miền Tây Bắc. Kể cả đàn ông đã có vợ hay phụ nữ đã có chồng đều được tự do tìm bạn mà không phải chịu sự ràng buộc nào. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình, sau 3 – 5 ngày lễ, hẳn bạn sẽ thấy cực kỳ luyến tiếc khi phải chia tay nhau, trở về với cuộc sống thường nhật.
Lời kết
Hãy thử một lần trekking Fansipan, ghé thăm bản người H’Mông vào dịp đầu năm để tham gia lễ hội Gầu Tào. Biết đâu, bạn lại tìm được bạn đời sau lễ hội thì sao?
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI