Không phải ai cũng am hiểu về các loại giày trekking. Khi biết những thông tin cần thiết về các loại giày thì bạn sẽ dễ dàng và chủ động chọn cho mình một đôi giày phù hợp đi trekking, dã ngoại. Bài viết sau mình sẽ đưa ra các thông tin liên quan về những loại giày trekking phổ biến.
1. Lợi ích của giày trekking
Không có đôi giày trekking thì bạn khó lòng thực hiện chuyến leo núi, trekking, hiking của mình.
1.1. Giày trekking bảo vệ đôi chân của bạn
Đây là lợi ích quan trọng nhất của giày. Khi di chuyển trên nhiều địa hình khác nhau như: đất, đá, nội suối, đi đường mòn, rừng, núi….thì đôi giày leo núi chất lượng sẽ giúp bảo vệ đôi chân an toàn.
Ngoài ra những đôi giày trekking còn giúp bảo vệ khỏi nhện độc, rắn rết, vắt, gai, đinh nhọn, đồ sành sứ, thủy tinh vỡ…trên đường đi.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kinh nghiệm đi trekking
1.2. Giày trekking chống trơn trượt hiệu quả
Khi tham gia những chuyến du lịch dã ngoại (trekking, leo núi). Bạn sẽ thường xuyên di chuyển trên địa hình nhấp nhô, đôi khi là vách đá và sườn rừng. Với địa hình đặc thù như vậy thì một đôi giày thông thường sẽ không hỗ trợ ma sát tốt bằng giày trekking. Một đôi giày leo núi/ trekking chuyên dụng sẽ giúp bạn giữ thăng bằng, chống trơn trượt ở những nơi ẩm ướt hay khi thời tiết mưa gió.
1.3. Giữ ấm cho đôi chân bạn
Giày leo núi/ trekking chuyên dụng sẽ giữ ấm cho đôi chân của bạn. Đặc biệt cần thiết cho những chuyến đi rừng núi vào những khi thời tiết lạnh giá, tuyết rơi.
2. Các loại giày trekking
2.1. Giày trekking
Giày cổ thấp
Đây là kiểu dáng phổ biến bởi chúng có thể sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Cổ giày trekking thường thấp dưới mắt cá chân nên thoải mái di chuyển, vận động, leo trèo hay chạy nhảy.
Tuy vậy, việc mang cổ giày thấp dưới đồng nghĩa với việc nước hay đất cát dễ chui vào bên trong giày. Hơn nữa, phần mắt cá chân sẽ không được bảo vệ tối đa. Theo kinh nghiệm đi trekking của mình. Nếu ở những nơi địa hình gồ ghề, khó tránh khỏi tình trạng cổ chân bị trật khớp hay bong gân. Giày cổ thấp thích hợp với nơi có địa hình không quá khó đi, bằng phẳng…
Giày cổ lửng
Giày cổ lửng khắc phục được nhược điểm của dòng cổ thấp. Thiết kế kiểu dáng cổ ngang mắt cá chân giúp nâng cao khả năng bảo vệ cho cả phần mắt cá và bàn chân. Thiết kế tránh khỏi trầy xước hay đau mỏi khi di chuyển ở nơi gồ ghề.
Kiểu dáng này thường thấy ở các dòng giày trekking nữ bởi chúng có ưu điểm về bảo vệ đôi chân, sở hữu thiết kế thon gọn, ôm sát chân và dễ dàng kết hợp với các loại trang phục.
Tham khảo thêm bài viết: Lựa chọn trang phục dã ngoại như thế nào?
2.2. Giày dã ngoại
Là loại giày được thiết kế phù hợp khi bạn phải mang hành lý nặng trong những chuyến du lịch dài ngày, đi sâu vào những vùng xa xôi, hẻo lánh.
Phần lớn giày dã ngoại có cổ cao bao trọn phần trên mắt cá chân, hỗ trợ tối ưu cho cổ chân. Bền và với phần đệm đế giày cứng hơn các giày loại nhẹ khác, giày dã ngoại rất phù hợp khi di chuyển cả trong và ngoài đường mòn.
2.3. Giày leo núi
Là loại giày nặng với phần đệm đế giày cứng được thiết kế thích hợp với việc mang hành lý nặng, có thể linh hoạt lắp đinh vào đế giày nếu di chuyển trên sườn núi tuyết. Giày leo núi bền, chắc chắn và có khả năng hỗ trợ tuyệt vời.
3. Đặc trưng của giày trekking
3.1. Mũ giày
Phần mũ giày
Là phần tiếp giáp mũi giày, với lưỡi gà của giày và trải dài sang 2 bên má giày. Mũ giày phải bảo vệ chân và hấp thụ lực tác động lên mũ giày để bảo vệ được chân. Ngoài ra, mũ giày giúp thông thoáng và chống nước tốt.
Da nguyên miếng
Da nguyên miếng có độ bền cao, khả năng chống nước và chống trầy xước tốt. Chúng thường dùng trong chế tạo giày dã ngoại cho những chuyến đi dài, hành lý nặng, địa hình gồ ghề. Loại chất liệu này không nhẹ và thoáng như giày vải nilon kết hợp da lộn.
Da lộn
Da lộn thường được kết hợp với lưới, vải nilon mang lại cảm giác thoáng khí và di chuyển nhẹ nhàng. Da lộn là mặt trong sần của lớp da bò được loại bỏ ra khỏi mặt ngoài nhẵn.
Da Nubuck
Là loại da nguyên miếng được chà xát bề mặt để tạo ra những lớp lông ngắn giống như da lộn. Loại da này rất bền, chống nước và trầy xước tốt.
Chất liệu nhân tạo
Polyester, nylon and hay giả da là những chất liệu phổ biến. Chúng nhẹ hơn da, khô nhanh hơn và giá thành rẻ hơn.
Chống thấm nước
Giày chống thấm nước có phần mũ giày được kết cấu với màng chống thấm để giữ cho chân khô thoáng dù thời tiết ẩm ướt.
Cách nhiệt
Khả năng cách nhiệt tổng hợp được tích hợp vào một số giày leo núi giúp giữ ấm khi trời lạnh.
3.2. Đế giày và đệm đế giày
Tất cả đế giày thường được sản xuất từ cao su. Một số chất liệu thêm vào như sợi carbon để tăng độ cứng cho đế. Đế giày cứng tăng độ bền nhưng có thể làm khó bạn khi đi đường mòn.
Đệm đế giày là một tầng đệm, giúp giảm shock và định hình phần lớn độ cứng của đế giày. Giày đế cứng phù hợp cho những chuyến đi dài trên định hình gồ ghề, không bằng phẳng, mang lại sự thoải mái và độ ổn định.
Chất liệu phổ biến dùng làm đệm đế giày có thể là cao su xốp, cao su nhựa. Cao su xốp thoải mái, nhẹ và rẻ hơn. Cao su nhựa thường chắc chắn hơn và bền hơn nên thường được sử dụng cho giày dã ngoại và giày leo núi.
Gợi ý 5 loại giày phượt, leo núi, trekking “chất” nhất hiện nay
- Giày leo núi Salamon X Ultra 3 GXT được đánh giá rất cao bởi sự cân bằng giữa độ bền, chống thấm nước và trọng lượng nhẹ. Nếu bạn cần chọn một đôi giày đi bộ đường mòn dài ngày, mang vác nhiều đồ trong balo thì đây là sản phẩm rất phù hợp với nhu cầu của bạn.
- Giày trekking Merrell Moab 2 Vent là loại giày đặc biệt phù hợp với những chuyến đi bộ, hiking trên đường mòn ngắn ngày. Ưu điểm của mẫu giày này là thiết kế đế giày có độ bám tốt, lớp đệm tạo cảm giác êm ái.
- Giày đi bộ, leo núi Altra Lone Peak 4.0 rất được dân du lịch trải nghiệm yêu thích bởi chúng có trọng lượng nhẹ, sử dụng linh hoạt, không thấm nước và phần mũi giày rất cứng chắc chuyền lực tối đa nhất.
- Giày leo núi, trekking The North Face Ultra 110 GTX sở hữu những thiết kế tạo nên độ ổn định lớn, hỗ trợ lực kéo, tạo cảm giác an tâm ngay cả trên những mặt đường gồ ghề nhất.
- Giày Adidas Outdoor Terrex Swift R2 GTX với trọng lượng nhẹ, dẻo dai và có thiết kế rất ấn tượng đẹp mắt. Sản phẩm phù hợp với những chuyến leo núi, đi bộ đường mòn…
3.3. Miếng phủ mũi giày
Bạn có thể thấy miếng phủ mũ giày ở những mẫu giày chống thấm nước. Nó là một tấm cao su được làm cong theo mũi giày nơi mà mũ giày tiếp giáp đệm đế giày. Nó có khả năng chống nước trong thời tiết ẩm ướt, bùn lầy, bảo vệ giày bạn khỏi đá, trầy xước.
4. Lưu ý khi chọn giày trekking
4.1. Biết kích cỡ bàn chân của bạn.
Bạn nên đo số chân của mình. Bạn có thể đo chiều dài bàn chân và sử dụng bảng đối chiếu kích thước để tìm ra cỡ giày phù hợp.
4.2. Thử giày vào cuối ngày
Bàn chân bạn thường to ra đôi chút sau các hoạt động trong ngày. Vào cuối ngày là thời điểm chân bạn đạt kích thước to nhất. Điều này sẽ giúp bạn tránh mua phải giày quá chật.
4.3. Đi tất phù hợp
Hãy bảo đảm rằng độ dày của đôi tất giống như đôi tất bạn sẽ mang theo khi đi dã ngoại.
4.4. Thử giày trong một khoảng thời gian
Khi thử, bạn có thể đi lại nhiều lần trong cửa hàng, đi lên và xuống cầu thang. Nếu thấy chưa phù hợp, cảm giác kích đầu mũi chân thì cần thử đôi giày khác.
Nếu mua hàng online, hãy chắc đó là thương hiệu mà bạn đã sử dụng trước đây..
Bạn hãy lựa cho mình một đôi giày trekking lý tưởng nhất dựa vào những gợi ý trên đây. Sở hữu một đôi giày lý tưởng, bạn sẽ vững bước hơn trên hành trình khám phá, chinh phục thiên nhiên.
Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.
TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI