Đi trekking, chọn bình nước làm bằng chất liệu gì?

Bên cạnh túi đựng nước, bình nước cũng là vật dụng trekking rất cần thiết đối với mỗi trekker. Nó giúp bạn trữ nước bổ sung năng lượng cho bạn trong suốt cả hành trình. Hiện nay, chất liệu phổ biến để sản xuất bình nước gồm nhựa, kim loại và thủy tinh. Mỗi loại thường có ưu và nhược điểm riêng biệt. Vậy, đi trekking, bạn cần chọn bình nước làm từ chất liệu gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân tích đặc điểm của mỗi loại giúp bạn hoàn thành danh sách những phụ kiện cho chuyến đi của mình nhé!

Nhựa

Loại bình được chế biến từ nhựa trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã với màu sắc và hình dáng khác nhau. Bạn có thể dễ dàng mua chúng ở bất cứ đâu để bổ sung vào danh sách các vật dụng trekking của mình.

Ưu điểm:

  • Bình làm bằng nhựa thường gọn, nhẹ, giá rẻ. Chính vì thế, bạn sẽ dễ dàng mang nó theo khi đi trekking.
  • Một số loại có thể gấp gọn lại, siêu tiện lợi để bạn cho vào balo.
  • Các loại bình sản xuất từ nhựa cứng có chức năng giữ nhiệt khá tốt.
  • Chất liệu nhựa có độ bền cao hơn thủy tinh.
  • Mẫu bình nhựa trong suốt cho phép bạn quan sát và kiểm soát được lượng nước bên trong. Nhờ đó, bạn có thể bổ sung đủ nước trong quá trình đi trekking.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi trekking của mình, bạn không nên dùng sử dụng bình nhựa quá nhiều bởi:

Nhược điểm:

  • Chất liệu nhựa tiềm ẩn những vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn sử dụng trong một thời gian dài.
  • Độ bền của bình nước làm từ nhựa kém hơn so với kim loại.
  • Bởi làm từ chất liệu khó phân hủy, sử dụng loại bình này không phải là lựa chọn tốt đối với môi trường.
  • Nhựa chịu lực va đập tương đối tốt. Nhưng với hoạt động với cường độ lớn và có thể gặp nhiều thử thách như đi trekking, loại bình này sẽ khó có thể chống chịu được 100%.
bình nước
Bình nước nhựa. Ảnh: Internet

Kim loại

Thông thường, kim loại dùng để sản xuất bình nước là thép không gỉ dùng cho thực phẩm. Đây là chất liệu làm bình uống nước khá được ưa chuộng đối với các trekker. Đặc biệt, loại bình giữ nhiệt ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Ưu điểm:

  • Bình kim loại là phụ kiện phượt bền và đáng tin cậy nhất.
  • Chất liệu này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
  • Kim loại nhẹ hơn thủy tinh. Vì thế, bạn có thể cho vào hành trang đi trekking của mình mà không phải lo sợ cồng kềnh hay nặng nhọc.
  • Một số loại bình cho phép bạn sử dụng như nồi nấu khẩn cấp, trở thành vật dụng sinh tồn vô cùng tiện lợi.
  • Ngoại trừ bình giữ nhiệt chân không, bạn có thể vệ sinh các loại bình kim loại khác bằng chất tẩy rửa.

Nhược điểm:

  • Bạn sẽ khó đựng đồ uống nóng khi sử dụng bình kim loại thông thường mà không có lớp cách nhiệt. Đồng thời, bạn cũng không thể bỏ nó vào bên trong túi ngủ.
  • Khi uống nước đựng trong bình kim loại, bạn có thể cảm nhận được vị của kim loại.
  • Trong quá trình di chuyển, nếu bị va đập, nó sẽ dễ bị móp méo.
Bình kim loại. Ảnh: Internet

Thủy tinh

Thông thường, nước đựng trong bình thủy tinh sẽ cho bạn cảm giác có vị thanh khiết hơn. Đây là chất liệu lý tưởng dùng để thay thế cho nhựa.

Ưu điểm:

  • Bình được làm từ thủy tinh không có hại cho sức khỏe con người.
  • Mùi vị của đồ uống được giữ nguyên.
  • Chất liệu trong suốt giúp bạn nhìn rõ bên trong hơn.
  • Bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa để vệ sinh bình thủy tinh một cách dễ dàng.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chọn túi nước trekking phù hợp

Tuy nhiên, đối với một trekker, bình nước thủy tinh không phải là sự lựa chọn hàng đầu. Đó là bởi:

Nhược điểm

  • Đây là chất liệu tương đối nặng khi mang đi trekking.
  • Rất dễ vỡ. Vì thế, bạn sẽ phải cẩn thận hơn trong quá trình di chuyển.
  • Thủy tinh không thể sử dụng trong điều kiện nhiệt độ quá cao hay quá thấp. Bởi vậy, bạn không nên dùng nó để đựng nước sôi hay nước đá.
bình nước
Bình thủy tinh. Ảnh: Internet

Trên đây là đặc điểm của ba chất liệu làm bình nước phổ biến hiện nay. Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đã có sự lựa chọn cho riêng mình trong việc tìm mua vật dụng trekking này. Chúc bạn chuẩn bị đầy đủ phụ kiện phượt giúp cho chuyến đi trekking của mình thêm trọn vẹn nhé!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá cùng tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ