Kinh nghiệm đi trekking chi tiết từ A-Z

Nếu bạn đã có kinh nghiệm đi trekking thì việc chuẩn bị cho một chuyến trekking – leo núi không là vấn đề. Ngược lại, nếu lần đầu đi trekking, bạn sẽ khá bỡ ngỡ. Việc chuẩn bị đầy đủ các kỹ năng cũng như tích lũy những kinh nghiệm trekking sẽ góp phần tạo nên thành công cho chuyến đi của bạn. 

Những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết rất nhiều. Tuy nhiên, tùy vào đặc thù mỗi chuyến đi: địa điểm, địa hình, thời tiết… bạn sẽ cần chuẩn bị khác nhau. Hy vọng, bài viết sau sẽ giúp ích bạn có đầy đủ những kinh nghiệm khi đi trekking.

1. Chuẩn bị khi đi trekking – lựa chọn cung đường

Với người mới bắt đầu, những cung đường trekking đơn giản sẽ thích hợp nhất. Với cấp độ dễ, bạn có thể tham khảo các cung đường trekking như: Langbiang, Núi Voi, cung đường trekking biển 8 Nàng Tiên..là phù hợp. Những địa điểm trekking hấp dẫn như: Fansipan, Lảo Thẩn…bạn có thể chinh phục sau đó.

Bạn có thể chọn lựa cung đường theo độ khó cho chuyến trekking của mình. (Ảnh: Freepik)

Nếu có nhiều kinh nghiệm, những cung đường khó hơn sẽ thử thách và thú vị hơn. Đó có thể địa điểm trekking lí tưởng như Tà Xùa, Putaleng…rồi tới Pusilung, Pờ Ma Lung…

Ngoài ra, bạn có thể chọn lựa những địa hình quen thuộc, gần nơi bạn sinh sống. Đó là cơ hội để bạn trải nghiệm, tích lũy trước. Đây là kinh nghiệm đi trekking của mình.

2. Kỹ năng đi trekking cần chuẩn bị trước

2.1 Thể lực

Hành trình trekking tour tiêu hao rất nhiều thể lực và năng lượng. Do đó, bạn cần rèn luyện thể lực để quen với cường độ vận động mạnh và liên tục. Nếu không, khi tham gia “thực địa” bạn sẽ bị đuối sức và chấn thương. 

Với những bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, bật cao…sẽ rất hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Đừng bỏ lỡ bài viết: Kinh nghiệm đi trekking rừng siêu chi tiết

2.2 Tâm lí

Kinh nghiệm đi trekking của mình cho thấy, tâm lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chuyến trekking. Bạn cần vững vàng tâm lý. Tránh bị những điều lo sợ, suy nghĩ tiêu cực trước và trong chuyến đi ảnh hưởng. Việc chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu thông tin chuyến đi… sẽ củng cố tâm lý rất nhiều.

Bạn cần chuẩn bị thể lực và tinh thần thật tốt trước mỗi chuyến trekking. (Ảnh: Freepik)

2.3 Tìm hiểu địa điểm

Thông tin về địa điểm chuyến đi rất quan trọng. Bởi nếu không, bạn có thể bị lạc bất cứ lúc nào. Bạn cũng nên tìm hiểu về địa hình, dân cư, phong tục tập quán nơi sắp đến…Như vậy, bạn sẽ chuẩn bị mọi thứ chủ động hơn

– Thông tin thời tiết

Thời tiết quyết định rất lớn đến chuyến trekking. Do đó, hãy luôn chú ý theo dõi thông tin dự báo thời tiết. Việc này sẽ giúp bạn chuẩn bị hành lý khi đi trekking được đầy đủ hơn. 

Nếu trời mưa cần mang thêm ô, áo mưa. Nếu trời nắng thì không thể thiếu mũ, khăn… Bạn nên tránh đi trekking vào những ngày trời mưa bão vì có thể nguy hiểm cho bản thân. Sẵn sàng dời lịch trình đi nếu thời tiết cực đoan.

2.4 Liên hệ với đại lý đặt tour

Trước chuyến đi, bạn nên liên hệ với đại lý hay tour guide để xác nhận lại thông tin về tour trekking bạn đã đặt. Nếu có thay đổi về thời gian, lịch trình bạn sẽ dễ chủ động chuẩn bị thêm. 

Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi rõ thêm: thủ tục giấy tờ, phương tiện đưa đón…để chuẩn bị tốt nhất.

3. Hành trang cần thiết – kinh nghiệm đi trekking cần biết

3.1 Trang phục

Trang phục tour trekking tùy thuộc vào địa hình, thời tiết nơi đến. Nếu đi vào mùa khô, bạn cần chọn những loại co giãn, thấm hút tốt, khối lượng nhẹ, khử mùi và chống tia UV. 

kinh nghiệm đi trekking
Trang phục trekking cần phụ thuộc vào điểm đến, thời tiết. (Ảnh: Freepik)

Nếu đi vào những nơi mưa nhiều, bạn nên chuẩn bị đồ chống thấm nước, áo giữ nhiệt. Quần dài hoặc băng thun có bó ống quần để tránh côn trùng cắn. Bạn cũng nên mang theo áo mưa với những cơn mưa bất chợt. Bạn có thể dùng làm tấm lót trải để ngủ hoặc ăn uống. 

Ngoài ra, những phụ kiện như khăn rằn, bao ống tay, găng tay, mũ… cũng cần thiết.

Gợi ý một vài loại balo và túi đeo khi trekking

Bạn khó lòng bỏ qua những vật dụng cần thiết khác sau đây:

  • Balo Super Light Backpack Balo: Gọn nhẹ, tiện lợi khi mang đi trekking. Túi lưới phía trước có thể đựng nhiều vật dụng cần thiết và dễ dàng lấy ra. Gấp lại khi không dùng.
  • Alayna – Balo Spark 18: Thiết kế siêu nhẹ và tối giản. Mẫu thiết kế không có nắp sẽ là sự lựa chọn tốt nhất cho những ai chỉ cần “ném” đồ đạc vào rồi đi. Chống thấm nước nhẹ. 
  • Alayna – Túi money belt: Phù hợp mang đi du lịch, đạp xe, chạy bộ,…Có 2 túi lớn phù hợp với hộ chiếu, tiền mặt, thẻ tín dụng, …
  • Alayna – Túi cá nhân Alayna: Có lớp vải chống thấm, siêu nhẹ, siêu bền, siêu gọn, ít bám bẩn, dễ vệ sinh…Có nhiều ngăn đựng đồ bên trong túi nên có thể đựng được nhiều dụng cụ từ nhỏ đến lớn…
  • CH – Túi đeo bụng lá cờ: Chịu được mài mòn, ít bám bụi, vệ sinh bảo quản cực nhanh. Nhỏ gọn tiện lợi, ôm trọn và bảo vệ an toàn các vật dụng cá nhân bên trong.

Tour trekking núi Voi – làng Gà

3.2 Giày dép

Giày dép là vật bất ly thân khi đi trekking. Bạn cần những đôi giày bám, độ ma sát tốt để chinh phục cung đường trơn trượt, địa hình thử thách. 

Những đôi giày vừa chân hoặc rộng 1 size nên ưu tiên. Nếu có lớp lót êm và độ đàn hồi tốt sẽ tránh phồng rộp chân. Bạn cần chuẩn bị thêm dép đi mưa và 1-2 đôi tất nếu mang tất ướt quá lâu.

3.3 Dụng cụ sơ cứu

Việc bị té ngã, trầy xước là điều khó tránh khỏi khi trekking. Do đó, bạn nên chuẩn bị thêm: bông băng, băng dính, gạc, cồn rửa, thuốc sát trùng … 

Ngoài ra, bạn nên mang theo thuốc: hạ sốt, đau đầu, chống viêm, giảm đau… Bạn cần mang theo thuốc xịt côn trùng, kem chống nắng…để bảo vệ. 

kinh nghiệm đi trekking
Nhớ mang theo dụng cụ sơ cứu khi đi trekking. (Ảnh: Freepik)

Bạn có thể mang theo những viên sủi vitamin C hoặc túi sâm uống liền. Bạn có thể sử dụng nó vào bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.

Xem thêm bài viết: Cách sơ cứu vết thương khi đi trekking

3.4 Phụ kiện phượt khác 

Ngoài ra, bạn nên mang theo gậy trekking, bản đồ, la bàn, lều trại, túi ngủ, sạc dự phòng, đèn pin…

4. Những bí kíp đi trekking an toàn

Ngoài những kỹ năng và hành trang kể trên, bạn cần dắt túi một vài kỹ năng đi trekking khác như:

kinh nghiệm đi trekking
Nắm chắc các kĩ năng sinh tồn. (Ảnh: Freepik)
  • Bạn nên đi ít nhất 2 người để tránh những rủi ro không thể kiểm soát. Có thêm bạn sẽ chia sẻ thêm khó khăn và cùng giúp đỡ nhau trong chuyến hành trình.
  • Một ngày trung bình bạn nên đi bộ khoảng 12km đến 15km.
  • Balo nên mang đủ những đồ cần thiết, không mang quá nhiều.
  • Học các kỹ năng sinh tồn, xử lý các tình huống như: đi lạc, bị thương, thú dữ…vv
  • Luôn uống nước trên mỗi chặng đường đi, để tránh mất nước.
  • Không “đốt cháy giai đoạn” khi bạn là người mới bắt đầu nhưng trekking với những cung đường khó.

Mong rằng với những kinh nghiệm đi trekking trên, bạn sẽ tự tin cho chuyến trekking – leo núi của mình.  Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc về cách chọn cung đường, kĩ năng và hành trang cần thiết cho mỗi chuyến trekking đừng ngần ngại comment hoặc chat trực tiếp với Trekking-Camping nhé! Chúc bạn có chuyến đi trekking trọn vẹn nhất!

Để chuẩn bị cho những chuyến du lịch khám phá (trekking/leo núi, cắm trại, đạp xe, chèo thuyền, vượt thác,…) hoàn hảo hơn. Đừng quên xem thêm bí quyết chọn đồ Phượt tại bài viết “Những phụ kiện cần thiết khi đi trekking” và chọn đầy đủ những món đồ Phượt không thể thiếu cho mỗi chuyến đi với giá hấp dẫn tại tổng hợp các món đồ phượt.

TỔNG HỢP TOUR TREKKING, CẮM TRẠI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *